Nikkei: Khách du lịch Việt Nam chi "bạo tay" thứ hai tại Nhật chỉ sau Trung Quốc
Trong bối cảnh du lịch nội địa Nhật Bản bùng nổ, khách quốc tế từ Đông Nam Á đến thăm đất nước này cũng tăng vọt.
- 08-06-2019Hàng loạt công ty du lịch Việt bị phạt vì không hiểu luật
- 05-06-2019Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Nếu khách Trung Quốc không tăng thì du lịch Việt Nam rất khó!
- 04-06-2019Báo Malaysia khẳng định du lịch Việt Nam là 'một ngôi sao đang lên'
Khách du lịch Thái Lan đến Nhật Bản đứng đầu với 1 triệu lượt trong năm 2018, trong khi khách từ Việt Nam và Philippines cũng đến với số lượng lớn. Điều này thậm chí sẽ còn tốt hơn cho kinh tế Nhật Bản khi khách đến Nhật mua rất nhiều hàng hóa dịch vụ - họ không ngại chi tiêu.
Trong những năm tới, các quốc gia Đông Nam Á sẽ đạt đến một mức độ phát triển kinh tế khiến công dân của họ có đủ thu nhập khả dụng để bắt đầu chi tiêu nhiều hơn cho du lịch quốc tế. Lượng khách từ ASEAN sẽ là một trong những động lực chính giúp Nhật Bản đạt được mục tiêu tăng số lượng khách du lịch quốc tế lên 60 triệu vào năm 2030.
"Tôi đã đến Nhật Bản hai lần cùng với một người bạn của tôi", một cô gái Thái Lan đang làm việc tại Bangkok cho biết. "Chất lượng mỹ phẩm và thực phẩm rất cao, đường phố sạch sẽ nữa." Cô ấy đã khoe một bức ảnh chụp trước một nhà thuốc ở Tokyo và nói rằng cô ấy đang nghĩ đến việc đến thăm Nhật Bản một lần nữa. Theo Tổng cục Du lịch Quốc gia Nhật Bản, số lượng khách du lịch từ Thái Lan đạt 1,13 triệu vào năm 2018. Người Thái đã cùng với người Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Hồng Kông và Mỹ vượt qua ngưỡng 1 triệu lượt du lịch.
Trong khi du khách đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan và Hồng Kông chiếm 73% tổng số khách nước ngoài, thì khách đến từ các quốc gia Đông Nam Á đã tăng với tốc độ cao từ năm trước, 26% đối với khách Việt Nam và 19% với khách Philippines.
Theo báo cáo của Mizuho Bank, du lịch quốc tế của một quốc gia sẽ tăng vọt khi GDP bình quân đầu người vượt ngưỡng 5.000 USD một năm. Trung Quốc trong năm 2011, nó đã tăng vọt lên 5.000 USD, và trong 7 năm sau đó, số lượng khách du lịch nước ngoài Trung Quốc đã tăng gấp 8 lần, cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng 70% trong giai đoạn 2004-2011.
Với Thái Lan, quốc gia có GDP bình quân đầu người 5.000 USD vào năm 2010. Trong khi lượng du khách Thái Lan đến Nhật Bản chỉ dao động khoảng 100.000 mỗi năm trong giai đoạn 2003-2009, nó đã vượt quá 1 triệu trong giai đoạn từ 2010 đến nay. (Người Thái muốn đi nghỉ ở Nhật Bản đã thuận tiện hơn kể từ năm 2013, khi Nhật Bản bắt đầu từ bỏ một số yêu cầu thị thực nghiêm ngặt). Trong thập kỷ tới, ba quốc gia Đông Nam Á khác dự kiến sẽ có GDP bình quân gần 5.000 USD như Thái Lan và Singapore.
Theo IMF, Indonesia dự kiến sẽ đạt ngưỡng đó vào năm 2022 và Philippines là năm 2024. Trong trường hợp của Việt Nam, GDP bình quân có khả năng tăng từ 2.551 USD trong năm 2018 lên 3.931 USD vào năm 2024. Vì vậy, dự kiến các sân bay và các hãng hàng không quốc gia trong khu vực sẽ đông đúc hơn theo cấp số nhân trong những năm 2020.
Theo JTA, trong ba tháng đầu năm nay, khách du lịch từ Việt Nam đã chi trung bình 54.000 JPY (498,33 USD) cho các cửa hàng Nhật Bản, chỉ đứng sau du khách Trung Quốc. Trong khi chi tiêu của tất cả khách du lịch nước ngoài trong quý giảm khoảng 3% so với cùng kỳ năm trước, khách du lịch Việt Nam đã chi thêm 22%.
Chi tiêu du lịch của người Thái ở Nhật Bản chỉ khoảng hơn 40.000 JPY, trong khi người Indonesia và người Philippines ở mức 30.000 JPY. Khách du lịch Mỹ và châu Âu, những người có thu nhập cao hơn nhiều, chi tiêu mua sắm chỉ rơi vào khoảng 20.000 JPY khi ở Nhật Bản.