Nỗ lực không có giới hạn, quyết tâm cũng không có tận cùng: Lý do tại sao càng nỗ lực bạn lại càng cảm thấy lo lắng hơn
Thực chất, điều khiến chúng ta lo lắng chính là những nỗ lực không có mục tiêu, và những mục tiêu không có giới hạn. Chính vì thế, chúng ta luôn sợ hãi, lo âu, nếu mình chểnh mảng là sẽ lùi xa khỏi vạch đích, dù chẳng biết mình đang đứng ở đâu.
- 05-12-2020Một khóa học nhảy dù cho tôi học được 6 thứ hay ho giúp cuộc sống ý nghĩa hơn gấp 100 lần: Đừng sống một đời hối tiếc vì đã không nắm lấy cơ hội
- 05-12-2020Tai họa sinh ra bởi lòng tham: Kiểu người này dù có trong tay cả thiên hạ cũng khó sống yên một ngày
- 03-12-2020Nhịp sinh học quyết định hiệu quả cuộc sống: Không nhất định phải dậy sớm, chỉ cần nắm rõ nguyên tắc này bạn có thể tăng năng suất làm việc đỉnh cao
Nỗ lực tiến lên là con đường đúng đắn tuyệt đối. Chúng ta đều luôn mong muốn trở thành người tốt hơn. Nhưng như thế nào là “tốt hơn”? Đó lại là một định nghĩa mơ hồ, không có tận cùng.
Ý nghĩa của “tốt hơn” giống như là “làm việc chăm chỉ hơn”, ngoài chăm chỉ hơn ra, vẫn có thể chăm hơn nữa, chúng ta vĩnh viễn không đạt đến cái gọi là “chăm chỉ nhất”. Nỗ lực không có giới hạn cao nhất, quyết tâm cũng không có tận cùng.
Bạn yêu cầu mỗi giờ mỗi khắc, đều phải làm việc có ý nghĩa. Xem chương trình giải trí một lát, chơi game một lát, là bắt đầu tự trách. Phải rồi, đã muốn trở thành một bản thân “tốt hơn”, thì cho dù là một chút giải trí tiêu khiển thôi, cũng đã là tội lỗi.
Thực chất, điều khiến chúng ta lo lắng chính là những nỗ lực không có mục tiêu, và những mục tiêu không có giới hạn. Chính vì thế, chúng ta luôn sợ hãi, lo âu, nếu mình chểnh mảng là sẽ lùi xa khỏi vạch đích, dù chẳng biết mình đang đứng ở đâu.
Nếu như bạn xem nỗ lực như một phương pháp, mà không phải là mục tiêu, thì bạn có thể vượt qua được nỗi âu lo vô định này. Thứ mà chúng ta cần, là mục tiêu ngắn hạn cụ thể. Ví dụ như: hôm nay 8 giờ đến 10 phải đọc xong 100 trang sách, tối nay 9 giờ đi chạy bộ 5km…
Bạn còn nhớ thời gian học cấp ba chứ? Khi ấy chúng ta cũng yêu cầu bản thân phải trở nên tốt hơn, nhưng “tốt hơn” này đã được đi kèm với một mục tiêu ngắn hạn cụ thể. Mỗi ngày thầy cô giáo đều giao cho chúng ta những mục tiêu ngắn hạn được sắp xếp ấy, tiết này làm bài kiểm tra vật lý, tiết sau kiểm tra đọc thuộc lòng,…
Dồn sức hoàn thành từng mục tiêu ngắn hạn sao cho hiệu quả nhất có thể, đồng thời nhận lại phản hồi. Như vậy bạn mới có thể thoát khỏi sự lo âu khi nỗ lực trong vô định.
Mục tiêu ngắn hạn tháo bỏ ràng buộc cho chúng ta, thực hiện những mục tiêu ngắn hạn cụ thể, đem đến cho chúng ta cảm giác hoàn thành và cảm giác thành tựu, cứu chúng ta ra khỏi vũng bùn âu lo.
Ngoài nỗ lực quên mình, chúng ta cũng cần phải “sa ngã” một chút. Điều này không chỉ có ý nghĩa với niềm vui của chúng ta, mà còn có ý nghĩa với cả những nỗ lực của chúng ta. Một chiếc lò xo có co có giãn, thì mới duy trì được tính đàn hồi; chẻ củi, mài dao, chẻ củi, mài dao, thì mới chẻ được càng nhiều; bắt cá, thả lưới, bắt cá, thả lưới, thì mới bắt được càng nhiều cá. Một khi dừng lại để xem chính mình đang đi đến đâu, mới có thể cảm nhận được niềm vui của sự nỗ lực.
Trí Thức Trẻ