Nợ ở thị trường mới nổi đe dọa đà phục hồi kinh tế thế giới hậu Covid-19
Nợ ở thị trường mới nổi đe dọa đà phục hồi kinh tế thế giới hậu Covid-19
- 07-11-2020'Ông vua' thị trường mới nổi Mark Mobius: Chiến thắng của Joe Biden gây tổn hại cho TTCK Mỹ!
- 08-06-2020Bloomberg: Không gì có thể ngăn cản cú bùng nổ ở các thị trường mới nổi
- 22-04-2020"Ông vua của thị trường mới nổi" Mark Mobius: Ít phụ thuộc vào Trung Quốc sẽ trở thành mục tiêu, Việt Nam nổi lên như địa chỉ mới cho chuỗi cung ứng
“Vì đại dịch, tỷ lệ nợ gia tăng nhanh chóng trên nhiều phương diện, tăng mạnh nhất phải kể đến nợ chính phủ. Điều đó không bất ngờ bởi các quốc gia cần cung cấp trợ cấp tài chính, trong bối cảnh nguồn thu thuế giảm mạnh”, Steve Cochrane, kinh tế trưởng về châu Á - Thái Bình Dương tại Moody’s Analytics, chia sẻ.
“Tuy nhiên, tác động thực tế, tôi cho rằng lại nằm ở sự phân tách ngày càng sâu rộng giữa các nền kinh tế mới nổi và phát triển. Các khoản nợ tăng cao nhất tại các nền kinh tế mới nổi, và dĩ nhiên, quá trình trả nợ cả họ cũng sẽ gặp nhiều chông gai nhất”, ông bổ sung.
Tổng dư nợ giữa chính phủ, doanh nghiệp, hộ gia đình và các phân khúc tài chính tăng lên kỷ lục 24.000 tỷ USD trong năm 2020, theo một phân tích của Moody’s Analytics. Mức tăng này góp phần nâng tổng dư nợ toàn cầu lên 366% GDP.
Steve Cochrane, kinh tế trưởng về châu Á - Thái Bình Dương tại Moody’s Analytics. Ảnh: CNBC.
Tỷ lệ nợ tại các nền kinh tế mới nổi tăng lên gấp hơn hai lần so với thập kỷ trước đó, và hiện chiếm khoảng 1/3 tổng khối lượng dư nợ toàn cầu, theo báo cáo của Moody’s Analytics.
Nhiều nền kinh tế mới nổi khác như Ấn Độ, Argentina và Malaysia đang vật lộn với làn sóng lây nhiễm Covid-19 mới, trong khi các quốc gia phát triển như Anh, Mỹ và Australia lại ghi nhận số lượng các ca lây nhiễm mới giảm từng ngày.
Cochrane nhấn mạnh rằng các thị trường mới nổi đang “chậm chân” hơn trong việc đảm bảo nguồn cung cũng như công tác tiêm chủng vaccine Covid-19 so với các nước phát triển. Trong khi đó, thực trạng gia tăng nợ có thể khiến chính phủ các quốc gia kể trên phải kiếm soát chặt chẽ tình hình tài chính để duy trì khả năng trả nợ.
Hai yếu tố trên cộng tại đồng nghĩa với việc tốc độ tăng trưởng kinh tế tại các nền kinh tế mới nổi có khả năng sẽ chậm hơn so với các quốc gia phát triển khi thế giới phục hồi sau đại dịch, ông bổ sung. “Khi nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh, nợ thực sự không phải là một vấn đề quá lớn”.
Chuyên gia kinh tế này cũng cho biết thêm tăng trưởng kinh tế sẽ không đồng đều trên toàn thế giới, với Mỹ và châu Âu sẽ tăng tốc mạnh trong mùa hè năm nay, trong khi các thị trường mới nổi “rất có thể sẽ phải chờ thêm một thời gian nữa”.
Người đồng hành