MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nợ quốc gia - Chỉ vay trong khả năng trả

14-04-2021 - 20:21 PM | Tài chính - ngân hàng

Nợ quốc gia - Chỉ vay trong khả năng trả

Bộ Tài chính sẽ phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tính toán và đưa ra kế hoạch phát hành trái phiếu, đồng thời phát triển thị trường trái phiếu thứ cấp để linh hoạt trong vay, trả nợ thông qua các nghiệp vụ mua lại, hoán đổi trái phiếu...

Tại cuộc họp của Ban soạn thảo Đề án án Kế hoạch vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025 mới đây, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà lưu ý, trong Quý II năm 2021 này Đề án phải được trình Thủ tướng Chính để báo cáo Chính phủ trình Quốc hội xem xét, phê duyệt Nghị quyết về Kế hoạch vay, trả nợ công 5 năm 2021-2025.

Theo báo cáo của Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại – Bộ Tài chính, trong thời gian qua Tổ Biên tập xây dựng Đề án đã tổ chức các đoàn khảo sát tại các bộ ngành, địa phương sử dụng vốn nước ngoài quy mô lớn để thu thập, trao đổi đánh giá về tình hình thực hiện vay trả nợ giai đoạn 2016-2020 và dự kiến Kế hoạch vay trả nợ 5 năm giai đoạn 2021-2025.

Vào tháng 11/2020 Bộ Bộ Tài chính đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ về dự thảo đầu tiên của Đề án Kế hoạch vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025. Sau đó Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính tiếp tục phối hợp cùng các bộ, ngành rà soát lại dự thảo Đề án…

Về cơ bản kế hoạch vay, trả nợ công giai đoạn 2021 – 2025 vẫn giữ nguyên các mục tiêu đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước đây.

Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ giai đoạn 2021 – 2025 so với thu ngân sách nhà nước vẫn được duy trì trong giới hạn mà Quốc hội cho phép là khoảng 18,6% và mức trần không quá 25%.

Cụ thể, dựa trên mức dự kiến tăng trưởng kinh tế, thu chi, bội chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 – 2025 thì chỉ tiêu trả nợ của Chính phủ có xu hướng tăng nhanh và còn có nguy cơ vượt ngưỡng 25% vào những năm 2021, 2024 và 2025. Tuy nhiên, xét tổng thể giai đoạn 2021 – 2025 thì mức bình quân chỉ tiêu này vẫn trong giới hạn 25%.

Cụ thể, năm 2021 chỉ tiêu trả nợ của Chính phủ là 27,4%, năm 2022 là 20,1%, năm 2023 là 19,3%, năm 2024 là 25,7% và năm 2025 là 31,2%.

Như vậy, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ giai đoạn 2021 – 2025 so với thu ngân sách nhà nước vẫn được duy trì trong giới hạn mà Quốc hội cho phép là khoảng 18,6% và mức trần không quá 25%.

Tuy nhiên, đến lần này Đề án có đưa ra phương án trình Quốc hội xem xét, phê duyệt điều chỉnh nâng trần chỉ tiêu trả nợ trực tiếp của Chính phủ giai đoạn 2021 - 2025 cao hơn mức 25% thu ngân sách nhà nước, điều chỉnh phạm vi tính nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ.

Cũng theo Ban soạn thảo Đề án, thực hiện nghiêm chủ trương của Bộ Chính trị tại Nghị quyết 07-NQ/TW, theo đó, nhằm bảo đảm cân đối ngân sách tích cực, giảm dần tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước, hướng tới cân bằng thu - chi ngân sách nhà nước, giảm áp lực huy động vốn vay để cân đối ngân sách nhà nước khiến gánh nặng nợ gia tăng. Như vậy, cơ cấu lại ngân sách nhà nước và quản lý nợ công phải đặt trong tổng thể cơ cấu lại nền kinh tế, chỉ chi trong khả năng của nền kinh tế và chỉ vay trong khả năng trả nợ.

Đề xuất lần này được đưa ra là xem xét điều chỉnh cơ chế, chính sách để bố trí một phần ngân sách nhà nước trả nợ gốc, qua đó giảm gánh nặng nợ. Tích cực triển khai nghiệp vụ quản lý nợ chủ động đối với danh mục nợ trong nước để giảm đỉnh nghĩa vụ trả nợ đến hạn các năm 2021, 2024 và 2025.

Đặc biệt cân nhắc thực hiện đối với danh mục nợ nước ngoài của Chính phủ như hoán đổi, mua lại công cụ nợ trước hạn… Với các khoản vay mới, sẽ tính toán sử dụng công cụ nợ với kỳ hạn phù hợp để giãn lịch trả nợ gốc đều qua các năm…

Đại diện Bộ Tài chính cho biết, trong giai đoạn 2021 – 2025 Bộ Tài chính sẽ phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tính toán và đưa ra kế hoạch phát hành trái phiếu hàng tháng, hàng quý, hàng năm, đồng thời phải phát triển thị trường giao dịch trái phiếu thứ cấp để linh hoạt trong vay, trả nợ thông qua các nghiệp vụ mua lại, hoán đổi trái phiếu…

Theo Linh Đan

Vneconomy

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên