MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nở rộ cuộc đua "đi chợ hộ" của các đại gia công nghệ: Sau LoMart, NowFresh… đến "be đi chợ", mới nhất có GrabMart

23-03-2020 - 15:41 PM | Doanh nghiệp

Được biết, những ứng dụng "đi chợ hộ", "đi siêu thị hộ" đã sớm có mặt tại thị trường Việt Nam 2 năm trở lại đây, đi cùng xu hướng chung của thế giới và khu vực. Đến nay, dịch COVID-19 ở góc nhìn tích cực có thể được xem là chất xúc tác mạnh cho trào lưu này tăng trưởng nhanh chóng.

Thông báo mới thất từ Grab, "ông lớn" công nghệ chính thức triển khai thử nghiệm GrabMart cho người dùng tại Việt Nam (Tp.HCM), giúp tăng an toàn cho người dùng Grab trong thời điểm dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay, đồng thời chung tay cùng Chính phủ phòng chống dịch.

Người dùng Grab tại Tp.HCM có thể tìm kiếm và chọn mua các loại thực phẩm đóng hộp, thức ăn chế biến sẵn, trái cây tươi, thức uống đóng chai, rau củ quả từ các đối tác liên kết là các cửa hàng tiện lợi, chuỗi cửa hàng bán lẻ, siêu thị. Đơn hàng sẽ được gửi trực tiếp đến máy nhận đơn của các thương nhân liên kết với GrabMart. Đối tác tài xế nhận đơn hàng GrabMart chỉ cần đến cửa hàng, báo số đơn, chờ nhận hàng và giao hàng, lược bỏ các quy trình ghi nhớ đơn hàng, mua hộ, thanh toán thủ công, rút ngắn đáng kể thời gian thực hiện đơn hàng.

"GrabMart được trin khai th nghim nhm hưởng ng khuyến ngh tăng cường mua sm trc tuyến ca Chính ph nói chung và y ban nhân dân Tp.HCM, mang đến thêm s la chn an toàn cho người dân trong mùa dch COVID-19", bà Nguyễn Thái Hải Vân, Giám đốc điều hành Grab Việt Nam, cho biết.

Nở rộ cuộc đua đi chợ hộ của các đại gia công nghệ: Sau LoMart, NowFresh… đến be đi chợ, mới nhất có GrabMart - Ảnh 1.

Được biết, Việt Nam là quốc gia thứ 4 có GrabMart, sau Indonesia, Thái Lan và Malaysia. Trong thời gian tới, Grab cho hay sẽ có thêm nhiều cửa hàng, đối tác liên kết, cùng nhiều mặt hàng khác sẽ tiếp tục được giới thiệu, bổ sung.

Trước đó, nhằm hưởng ứng phong trào hạn chế đi lại chống lây lan dịch, beGroup cũng ra mắt dịch vụ đi chợ hộ "be đi chợ", chức năng mua đồ giùm, phục vụ các khách hàng hạn chế tiếp xúc và ra ngoài trong bão dịch.

Với tính năng này, sau khi nhập điểm mua hàng, khách hàng sẽ tự tay nhập món đồ cần mua, be sẽ tính toán tổng số tiền khách hàng phải thanh toán. Be lưu ý với khách hàng khi sử dụng tính năng "Đi chợ hộ", cần thanh toán đúng giá trị theo hóa đơn bán lẻ mà tài xế đưa lại khi giao hàng, tài xế cũng có quyền từ chối các đơn hàng giá trị trên 500.000 đồng. Tổng số tiền hiển thị trên ứng dụng là phí dịch vụ "đi chợ hộ", chưa bao gồm tiền hàng.

Mặc dù vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, chỉ sau một thời gian ngắn (đầu tháng 3/2020), dịch vụ "be đi chợ" được khách hàng hưởng ứng nhiệt tình, đặc biệt tại Hà Nội và Tp.HCM.  Sau gần 1 tuần triển khai dịch vụ, be nhận được hàng trăm lượt yêu cầu dịch vụ.

Được biết, những ứng dụng "đi chợ hộ", "đi siêu thị hộ" đã sớm có mặt tại thị trường Việt Nam 2 năm trở lại đây, đi cùng xu hướng chung của thế giới và khu vực. Năm 2019, trước tình hình các đối thủ đáng gờm ra mắt dịch vụ này như Lo Mart (của Loship), NowFresh, NowFMCG, Grab cũng lên kế hoạch mở tính năng GrabAssistant nhằm hỗ trợ khách hàng đi siêu thị. Trong đó, GrabAssistant sẽ liên kết với các siêu thị như Lotte, Metro…

Song, hình thức đi chợ hộ này vẫn chưa thực sự phổ biến, chủ yếu do thói quen của người nội trợ Việt. Đến nay, dịch COVID-19 ở góc nhìn tích cực có thể được xem là chất xúc tác mạnh cho trào lưu này tăng trưởng nhanh chóng.

Không chỉ các doanh nghiệp công nghệ, thống kê những ngày gần đây, các cửa hàng chuyên kinh doanh thực phẩm đang tăng cường bán hàng qua website, ứng dụng (app) cài trên điện thoại. Siêu thị cũng tăng đột biến các đơn hàng online, thậm chí nhân viên hoạt động tối đa công suất nhằm đáp ứng đủ việc giao hàng cho khách.

Ghi nhận, Saigon Co.op (bao gồm Co.opmart, Co.opmart SCA, Co.op Food); chỉ sau ngày 7/3 wesbite thương mại điện tử đã đón tiếp hàng triệu lượt tương tác mỗi ngày; đơn hàng thông qua kênh giao dịch trực tuyến này tăng gấp 10 lần so với ngày bình thường. khách hàng mua sắm trực tuyến và qua điện thoại tăng đột biến gấp 4 - 5 lần so với trước đây.

Hệ thống BigC cũng đã nhanh chóng làm việc với các nhà cung cấp tăng cường tần suất giao hàng, huy động và tăng cường nhân viên làm việc tối đa; mở cửa sớm hơn và đóng cửa muộn đến 11h đêm, và thậm chí mở cửa hoạt động đến khi hết khách hàng. Thống kê chỉ hơn 19 ngày từ đầu tháng 3/2020 đến ngày 12/3/2020, BigC đạt trên 1.000 đơn hàng, theo đó dự kiến trong tháng 3/2020 sẽ đạt khoảng 3.000 đơn hàng; mức tăng trưởng khoảng trên 200% so với tháng 2/2020.

Hay hệ thống siêu thị LOTTE Mart cho hay số lượng đơn hàng qua website, ứng dụng Speed L hiện tăng từ 150-200% so với ngày thường.

Nở rộ cuộc đua đi chợ hộ của các đại gia công nghệ: Sau LoMart, NowFresh… đến be đi chợ, mới nhất có GrabMart - Ảnh 3.

Bảo An

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên