MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nợ toàn cầu chạm ngưỡng cao kỷ lục

16-07-2023 - 18:21 PM | Tài chính quốc tế

Những người phụ nữ bán thức ăn trên một con phố nghèo ở Nairobi, Kenya. Ảnh: Getty Images

Những người phụ nữ bán thức ăn trên một con phố nghèo ở Nairobi, Kenya. Ảnh: Getty Images

Theo Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres, một

Báo cáo mới của Nhóm Ứng phó Khủng hoảng Toàn cầu thuộc Liên hợp quốc (LHQ) chỉ rõ nợ công toàn cầu đã đạt mức chưa từng có là 92 nghìn tỷ USD vào năm ngoái và các nước đang phát triển phải gánh một khoản nợ không tương xứng.

Kể từ năm 2000, nợ công thế giới đã tăng hơn 5 lần, vượt xa Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, vốn đã tăng gấp 3 lần trong cùng kỳ. Gần 30% tổng nợ toàn cầu là của các nước đang phát triển.

“Một nửa thế giới của chúng ta đang chìm trong thảm họa phát triển, được thúc đẩy bởi cuộc khủng hoảng nợ nghiêm trọng”, Tổng thư ký Antonio Guterres bình luận về báo cáo trên.

Theo đó, khoảng 3,3 tỷ người, tương đương gần một nửa dân số thế giới, sống ở các quốc gia đang chi nhiều hơn cho các khoản thanh toán lãi suất nợ hơn là cho giáo dục hoặc y tế.

Người đứng đầu LHQ giải thích: “Mức nợ không bền vững đó là kết quả của “sự bất bình đẳng được xây dựng trong hệ thống tài chính toàn cầu lỗi thời của chúng ta”. Trung bình, chi phí đi vay ở các nước châu Phi cao gấp 4 lần so với Mỹ và cao gấp 8 lần so với các nền kinh tế giàu có nhất châu Âu.

Theo ông Guterres, tình huống này là một sự thất bại mang tính hệ thống gây rủi ro cho hệ thống tài chính toàn cầu.

Nhóm Ứng phó Khủng hoảng Toàn cầu cũng đề xuất một số biện pháp để giải quyết tình hình, trong đó có cơ chế xử lý nợ hỗ trợ việc đình chỉ thanh toán, thời hạn cho vay dài hơn và lãi suất thấp hơn.

Báo cáo này được công bố ngay trước cuộc họp quy tụ các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương của các quốc gia thành viên G20 tại Ấn Độ từ ngày 14 - 18/7. Theo Reuters, chương trình nghị sự của hội nghị trên sẽ bàn đến việc đối xử với các quốc gia theo cái gọi là Khuôn khổ chung - một sáng kiến của G20 được đưa ra vào năm 2020 nhằm giúp các quốc gia nghèo trì hoãn việc trả nợ.

Theo Hoàng Trang

Báo Tin Tức

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên