Nỗi buồn châu Á: Xuất hiện ổ dịch Covid-19 đầu tiên nhưng có thể là nơi cuối cùng hết dịch vì lý do này
Với tốc độ và tỉ lệ tiêm chủng vắc-xin ở mức thấp như hiện nay, Châu Á, nhiều khả năng sẽ là khu vực cuối cùng trên thế giới phục hồi sau đại dịch. Ngành du lịch cũng vậy.
- 28-06-2021Giới chức Mỹ "năn nỉ" người dân đi tiêm mũi vắc xin Covid-19 thứ 2
- 27-06-2021Vắc-xin Covid-19 và bài toán nguyên liệu thô
- 22-06-2021Tổng thống Philippines dọa bỏ tù những người từ chối tiêm vắc xin
- 21-06-2021Trung Quốc vừa đạt được mốc đáng kinh ngạc: Tiêm hơn 1 tỷ liều vắc xin Covid-19
Ông Todd Handcock thuộc Collinson Group, một công ty chuyên cung cấp các dịch vụ liên quan đến du lịch như bảo hiểm và điều hành phòng chờ sân bay, nhận định: "Thật không may khi Châu Á là nơi đầu tiên khởi phát đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, chúng tôi dự đoán rằng, với tỉ lệ tiêm chủng thấp như hiện nay, châu lục này sẽ là nơi cuối cùng trên thế giới thoát khỏi đại dịch."
Theo thông tin từ trang phân tích dữ liệu Our World in Data, cho đến nay, chỉ có khoảng 22,26% dân số châu Á được tiêm ít nhất 1 liều vắc-xin Covid-19. Trong khi tại các nước như Mỹ và Anh, con số trên đã lần lượt đạt đến 53,03% và 63,56%.
Trả lời phỏng vấn từ CNBC vào hôm Thứ Tư, ông Todd cũng cho biết thị trường du lịch, đặc biệt là du lịch nội địa, tại các nước như Hoa Kỳ, Anh và Châu Âu ngày càng có những dấu hiệu tích cực khi người dân bắt đầu đi du lịch trở lại.
"Từ góc độ thực tế, chúng tôi thấy rằng cùng với tỷ lệ tiêm chủng thù sự phục hồi của du lịch cũng tăng. Vương quốc Anh là ví dụ. Đây là một trong những nước có tỉ lệ tiêm chủng cao nhất thế giới thời điểm hiện nay và ngành du lịch cũng đang phục hồi mạnh mẽ", ông nhấn mạnh thêm.
Thực tế, việc triển khai vắc-xin tại Châu Á lại đang gặp nhiều cản trở do những hạn chế về nguồn cung cũng như lo ngại của người dân về việc tiêm vắc-xin. Bà Garcia-Herrero, chuyên gia kinh tế trưởng phụ trách khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tại Natixis, chia sẻ: "Việc phân phối vắc-xin trên toàn cầu rất không công bằng và châu Á đang chịu hậu quả, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á".
Dựa trên thông tin được công bố vào tháng 4 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hơn 87% nguồn cung cấp vắc xin Covid-19 toàn cầu đang dành cho các nước giàu có. Trong khi đó, các nước nghèo mới chỉ nhận được ít hơn 1% lượng vắc-xin hiện có.
Trong khi đó, mức độ quan tâm đến việc tiêm vắc-xin Covid-19 ở khu vực Châu Á đang thấp hơn nhiều so với Châu Âu hay các nơi khác trên thế giới.
Để thoát khỏi tình trạng trên, một số nơi ở châu Á đã đưa ra nhiều giải pháp đặc biệt nhằm khuyến khích nhiều người dân của họ đi tiêm chủng hơn. Tại Hồng Kông, bất kỳ ai đăng ký tiêm vắc-xin Covid-19 sẽ được tham gia quay "vòng quay may mắn" với giải thưởng lớn nhất là một căn hộ lên đến 10.800.000 đô la Hồng Kông, tương đương với 1,39 triệu USD. Ngoài ra, hãng hàng không lớn nhất của Ấn Độ, IndiGo, cũng thông báo rằng sẽ giảm 10% giá vé cho những khách hàng nào đã tiêm ít nhất một liều vắc-xin Covid-19.
Trong khi đó, Tổng thống Rodrigo Duterte của Phillipine lại sử dụng biện pháp quyết liệt hơn khi đe dọa sẽ bỏ tù bất kỳ ai không chịu tiêm vắc xin.