MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nỗi khổ của người già Nhật Bản: Đi đến đâu cũng bị hàng nghìn "con mắt" theo dõi, muốn tự do nhưng vô tình gây áp lực cho xã hội

11-02-2022 - 15:24 PM | Sống

Dân số Nhật Bản già hóa một cách nhanh chóng dẫn đến những thay đổi trong mọi khía cạnh xã hội. Liệu biện pháp giám sát điện tử có phải là câu trả lời cho căn bệnh sa sút trí tuệ ở người cao tuổi?

Những "con mắt theo dõi" hỗ trợ người lớn tuổi khỏi nguy cơ đi lạc

Ngay khi bước vào độ tuổi 70, ông Koji Uchida bắt đầu “biến mất”.

Lần đầu tiên mất tích, cảnh sát phát hiện ông đang ngồi trước một máy bán hàng tự động cách nhà 17 dặm. Từ đó ông thường xuyên đi lạc, có một lần người ta tìm ra ông sau 2 ngày, đang ở trước căn hộ của một người lạ trong trạng thái đói, khát và không thể nhớ nổi tên của mình.

Không biết phải làm gì, gia đình ông yêu cầu chính quyền địa phương đưa ông Uchida vào diện giám sát kỹ thuật số.

Nỗi khổ của người già Nhật Bản: Đi đến đâu cũng bị hàng nghìn con mắt theo dõi, muốn tự do nhưng vô tình gây áp lực cho xã hội - Ảnh 1.

Ở Itami, ngoại ô Osaka nơi gia đình ông Uchida sinh sống, có hơn 1.000 cảm biến xếp dọc các con phố, mỗi thiết bị được trang trí bằng các hình ảnh hoạt hình vui nhộn và các đường cong như biểu tượng của Wi-Fi. Khi ông Uchida ra khỏi nhà, hệ thống sẽ ghi lại vị trí của ông thông qua một đèn hiệu ẩn trong ví và thông báo đến gia đình để có thể dễ dàng tìm thấy nếu ông đi lạc.

Itami là một trong số các địa phương đã chuyển sang hình thức giám sát kỹ thuật số tại Nhật Bản. Các chương trình giám sát này cam kết bảo vệ những người bị suy giảm nhận thức nhưng không tác động quá mức đến sự tự chủ của họ. Tuy nhiên, nó cũng làm dấy lên nỗi sợ về một xã hội nơi mà mọi hành động của chúng ta đều bị kiểm soát nghiêm ngặt.

Nỗi khổ của người già Nhật Bản: Đi đến đâu cũng bị hàng nghìn con mắt theo dõi, muốn tự do nhưng vô tình gây áp lực cho xã hội - Ảnh 2.

Các nỗ lực của Nhật Bản đã đặt ra các câu hỏi hóc búa cho các quốc gia trên thế giới: Làm thế nào để cân bằng khoản chi phí bảo trợ xã hội khổng lồ dành cho người cao tuổi và chi phí sinh hoạt cho những người còn lại?

Mang lại sự tự do cho người lớn tuổi hay xâm phạm quyền riêng tư?

Chính phủ Nhật Bản coi đây là nhiệm vụ thiết yếu đảm bảo sự ổn định của đất nước trong tương lai, khi sự già hóa ảnh hưởng mọi khía cạnh của xã hội, bao gồm giáo dục, y tế, hay cơ sở hạ tầng như ở thành phố Itami.

Hệ thống giám sát trên là một ví dụ điển hình về sự thay đổi. Một số người quan tâm đến chứng bệnh, bao gồm cả những người bị mắc bệnh đã đưa ra quan ngại về việc hệ thống tưởng chừng tiện lợi này đang đe doạ phẩm giá và sự tự do của người bị theo dõi.

Việc giám sát này đã đào sâu thêm những nghi vấn về việc liệu người bị theo dõi có đồng ý khi mà hệ thống giám sát điện tử đang trở nên phổ biến ở cả những quốc gia khác như Mỹ, Anh, Trung Quốc...

Nỗi khổ của người già Nhật Bản: Đi đến đâu cũng bị hàng nghìn con mắt theo dõi, muốn tự do nhưng vô tình gây áp lực cho xã hội - Ảnh 3.

Kumiko Nagata, trưởng nhóm nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Chăm sóc Người suy giảm trí nhớ ở Tokyo cho biết người dân Nhật Bản rất quan tâm đến quyền cá nhân, do đó nhiều thành phố đã áp dụng các biện pháp theo dõi hạn chế xâm phạm quyền riêng tư hơn. Nhưng cho dù là công cụ nào thì cách chúng được sử dụng sẽ quyết định giá trị của chúng.

Cô ấy nhận thấy rằng các ứng dụng hứa hẹn mang lại sự tự do cho người dùng bằng cách giải phóng họ khỏi nỗi lo đi lạc. Tuy nhiên, có khả năng hệ thống này chỉ được dùng như một biện pháp “đối phó” những được cho là gánh nặng của gia đình và xã hội.

Là quốc gia có dân số già nhất thế giới, Nhật Bản dễ bị tổn thương nhất bởi sự tàn phá của chứng sa sút trí tuệ: Mất trí nhớ, lú lẫn, suy giảm thể chất và đáng buồn nhất là sự xa cách trong mối quan hệ với người xung quanh.

Theo ước tính của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, Nhật Bản có tỷ lệ người mắc chứng sa sút trí tuệ cao nhất thế giới, vào khoảng 4,3% dân số. Một nghiên cứu của chính phủ Nhật Bản năm 2012 cho thấy hơn 4,62 triệu cư dân mắc chứng sa sút trí tuệ và một số nhà nghiên cứu ước tính rằng một phần tư dân số Nhật Bản sẽ mắc chứng bệnh này vào năm 2045.

Số liệu chính thức năm đầu tiên cho biết sa sút trí tuệ là nguyên nhân hàng đầu của các trường hợp mất tích ở Nhật Bản. Hơn 17.000 người mắc chứng sa sút trí tuệ đã mất tích vào năm 2020, tăng từ 9.600 người vào năm 2012.

Năm đó, chính phủ đã ban hành chính sách quốc gia đầu tiên về bệnh mất trí nhớ, và kể từ đó, Nhật Bản đã phải vật lộn với việc xây dựng một khung pháp lý phù hợp với người mắc chứng bệnh này.

Khung pháp lý này đưa đến một kết quả quan trọng: Tập trung chăm sóc người bệnh tại nhà để đảm bảo chất lượng cuộc sống và giảm bớt gánh nặng cho các cơ sở dưỡng lão.

Nhưng dịch vụ chăm sóc tại nhà lại gây ra nhiều lo lắng vì chi phí khá đắt.

Các chính sách quốc gia và thông điệp đôi khi đi ngược lại với kỳ vọng của xã hội và hành vi của chính quyền địa phương. Các gia đình lựa chọn giấu giếm người bệnh vì những lo ngại kỳ thị và bất tiện cho xã hội. Thậm chí, cảnh sát có thể gây áp lực buộc gia đình phải giữ người bệnh ở nhà hoặc theo dõi sát sao.

Năm 2007, một người đàn ông 91 tuổi mắc suy giảm trí nhớ đã đi lạc và bị tàu hỏa đâm chết. Nhà điều hành của đoàn tàu này đã kiện gia đình nạn nhân vì những thiệt hại phát sinh khi chuyến tàu bị hoãn, và tòa án khu vực đã ra phán quyết có lợi cho công ty này. Tuy về sau, quyết định này đã bị kháng cáo, nhưng thiệt hại mà gia đình phải gánh chịu là vô cùng to lớn.

Miki Sato, 46 tuổi, người được chẩn đoán mắc chứng sa sút trí tuệ ở tuổi 43 và là nhân viên của một công ty cung cấp cơ hội làm việc cho những người mắc chứng bệnh này cho biết xã hội đã dần chấp nhận những người bệnh trong một thập kỷ qua. Tuy nhiên, nhu cầu của họ vẫn chưa được đề cao.

Nỗi khổ của người già Nhật Bản: Đi đến đâu cũng bị hàng nghìn con mắt theo dõi, muốn tự do nhưng vô tình gây áp lực cho xã hội - Ảnh 4.

Bà Miki Sato

Những người mắc chứng sa sút trí tuệ “muốn được tin cậy”, cô nói và cho biết thêm: “Số lượng người muốn sử dụng các thiết bị theo dõi GPS này khá thấp so với số người cần sử dụng chúng”.

Đối với cô Sato, người đã phát triển ứng dụng theo dõi vị trí để hỗ trợ những người mắc chứng sa sút trí tuệ khi họ mua sắm, cho biết: “Điều quan trọng nhất là người bệnh phải lựa chọn”.

Khi nói về hệ thống theo dõi, cô chia sẻ rằng có những ngày, tên của các ga xe lửa và đường phố lẫn lộn vào nhau trong trí nhớ của cô. “Khi các triệu chứng của tôi nặng hơn, tôi có thể sẽ chủ động sử dụng chúng.”

Khi những người bệnh đi lạc, hầu hết các địa phương vẫn áp dụng cách tiếp cận tương tự để tìm ra họ. Các đội tình nguyện sẽ bắt đầu tìm kiếm và các nhà chức trách sẽ phát đi các thông báo trên các đài phát thanh trong địa phương và khu vực lân cận.

Một số địa phương sử dụng các giải pháp truyền thống như móc chìa khóa có thông tin liên lạc và cách giúp đỡ người bệnh. Tuy nhiên, khi việc chăm sóc người bệnh tại nhà trở nên phổ biến, thì các giải pháp kỹ thuật số càng trở nên hấp dẫn hơn. Các giải pháp bao gồm: camera, thiết bị theo dõi để gắn vào giày, hoặc mã QR in trên móng tay bệnh nhân.

Nỗi khổ của người già Nhật Bản: Đi đến đâu cũng bị hàng nghìn con mắt theo dõi, muốn tự do nhưng vô tình gây áp lực cho xã hội - Ảnh 5.

Dù đã được quảng bá rộng rãi nhưng các chương trình theo dõi vẫn ít được sử dụng vì những lo ngại về đạo đức. Đặc biệt, sự đồng ý của người bệnh là một vấn đề lớn vì rất khó để đánh giá người bệnh có khả năng quyết định hay không.

Quy trình đăng ký hệ thống thường do những người chăm sóc thực hiện và được coi là biện pháp cuối cùng. Các chuyên gia y tế sẽ đánh giá các những người tham gia mà không cần thông báo cho họ.

Ví dụ, hệ thống theo dõi GPS của thành phố Takasaki được ra mắt vào năm 2015 cho phép người chăm sóc chia sẻ hình ảnh của địa phương và cảnh sát truy cập vào dữ liệu của họ.

Nỗi khổ của người già Nhật Bản: Đi đến đâu cũng bị hàng nghìn con mắt theo dõi, muốn tự do nhưng vô tình gây áp lực cho xã hội - Ảnh 6.

Thị trưởng thành phố Itami, Yasuyuki Fujiwara, nói rằng khi lần đầu tiên ông đề xuất một chương trình giám sát, ông đã “lo lắng về việc theo dõi đời tư của công dân”.

Ban đầu, ý tưởng của Ông Fujiwara là tạo ra công cụ để ngăn chặn tội phạm và để mắt đến trẻ em khi chúng đi học. Chẳng bao lâu sau, các camera bắt đầu xuất hiện trên toàn thành phố, vị trí lắp đặt phụ thuộc vào phản hồi của công chúng. Năm 2015, thành phố đã mở chương trình này cho các gia đình người cao tuổi dễ bị lạc.

Bản thân các camera không phải là thiết bị theo dõi, chúng sẽ được liên kết với các đèn hiệu do người tham gia hệ thống mang theo. Mỗi khi người mang đèn hiệu đi qua các camera, chúng sẽ ghi lại vị trí và thông báo đến điện thoại của người giám sát.

Ông Fujiwara cam đoan rằng chỉ gia đình mới có thể xem được dữ liệu. Tuy nhiên, chỉ có 190 người lớn tuổi sử dụng chương trình này vào năm ngoái, trong khi gần một nửa tổng số học sinh tiểu học của thành phố 200.000 người đã đăng ký.

Con trai của ông Uchida, Shintaro, người làm việc trong tòa thị chính, đã đăng ký chương trình này cho cha mình vào năm 2019. Được biết, gia đình ông đã đồng ý thảo luận về kinh nghiệm của ông Uchida để công chúng hiểu thêm về chứng sa sút trí tuệ.

Cha anh là một người đàn ông kiêu hãnh và cuồng công việc. Ông đã tìm một công việc khác ngay sau khi về hưu, tuy nhiên khi sang ngưỡng 70 tuổi, trí nhớ của ông giảm sút và bắt đầu gặp khó khăn khi lái xe.

Tuy đã sống nhiều thập kỷ ở đây, nhưng đến một lúc, những con đường mà ông đi qua hàng ngày trở nên xa lạ. Vợ ông Uchida cho biết ông đã mất tích đến 3 lần chỉ trong 1 tháng. Hệ thống theo dõi giúp làm giảm nguy cơ đi lạc của ông, tuy nhiên lại không thể chấm dứt nó. Và vào tháng 3, gia đình đành phải đưa ông đến viện dưỡng lão.

(Nguồn: New York Times)

Theo Sông Thương

Pháp luật và bạn đọc

Trở lên trên