Nỗi lo Thổ Nhĩ Kỳ "nhấn chìm" tiền tệ và chứng khoán mới nổi
Tổng thống Recep Tayyip Erdogan càng khiến thị trường lo lắng hơn khi ông chỉ trích Mỹ, bác bỏ khả năng tăng lãi suất sẽ cho biết Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không chấp nhận 1 gói viện trợ quốc tế.
- 13-08-2018Khủng hoảng ở Thổ Nhĩ Kỳ: Tồi tệ hơn Lehman, tương đương châu Á cuối những năm 1990
- 13-08-2018Thổ Nhĩ Kỳ sẽ công bố kế hoạch kinh tế nhằm "đập tan mọi lo ngại"
- 13-08-2018Lo tình hình Thổ Nhĩ Kỳ, giới đầu tư đổ xô mua USD, Franc Thụy Sỹ, Yên Nhật
- 13-08-2018Toàn cảnh cuộc khủng hoảng tài chính đang diễn ra ở Thổ Nhĩ Kỳ
Cuộc khủng hoảng ở Thổ Nhĩ Kỳ đã "phủ bóng đen" lên các thị trường mới nổi trong phiên giao dịch hôm qua, khiến các chỉ số chứng khoán và tiền tệ rơi xuống mức thấp nhất trong ít nhất 1 năm trở lại đây.
Chỉ số MSCI Emerging Markets Index giảm 1,8%, xuống còn 1.043,30 điểm. Chỉ số CBOE Emerging Markets ETF Volatility Index đo lường mức độ biến động của các thị trường chứng khoán mới nổi tăng vọt lên mức cao nhất 1 tháng. Trong khi đó chỉ số MSCI EM Currency Index có đợt giảm điểm 4 ngày mạnh nhất kể từ tháng 11/2016.
Kết thúc phiên giao dịch hôm qua vào rạng sáng nay theo giờ Việt Nam, chứng khoán Mỹ cũng chìm trong sắc đỏ với các chỉ số Dow Jones, S&P 500 và Nasdaq đều giảm điểm.
Mặc dù Thổ Nhĩ Kỳ đã có những bước đi đầu tiên để hỗ trợ nền kinh tế bản kế hoạch hành động khẩn cấp, cả giới phân tích lẫn các nhà đầu tư đều cho rằng chừng đó là chưa đủ để bảo vệ các thị trường. Trong khi đó Tổng thống Recep Tayyip Erdogan càng khiến thị trường lo lắng hơn khi ông chỉ trích Mỹ, bác bỏ khả năng tăng lãi suất sẽ cho biết Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không chấp nhận 1 gói viện trợ quốc tế.
Những thông tin tiêu cực này khiến nhà đầu tư đẩy mạnh bán tháo không chỉ các tài sản Thổ Nhĩ Kỳ mà cả tài sản của các nước đang phát triển. Hợp đồng kỳ hạn 1 tháng đồng rand Nam Phi cho thấy mức độ biến động đã tăng lên mốc cao nhất kể từ tháng 12/2015, trong khi đồng peso Argentina chạm đáy 30 peso đổi 1 USD.
Theo Jordan Rochester, chiến lược gia tiền tệ tại Nomura International, "đó là 1 thứ hai buồn bã khác". "Thổ Nhĩ Kỳ có 1 loạt lựa chọn để ngăn cản chuyện này: tăng lãi suất, cầu cứu IMF và khôi phục niềm tin của thị trường vào đồng lira. Nhưng không may là họ chọn cách khác".
Nỗi lo sợ khủng hoảng ở Thổ Nhĩ Kỳ sẽ lan ra các thị trường mới nổi càng được củng cố trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ với Nga và Trung Quốc – 2 nền kinh tế mới nổi lớn – gia tăng. Tuy nhiên nhiều chuyên gia phân tích cho rằng mặc dù căng thẳng ở Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục gia tăng, mức độ tương quan giữa các tài sản Thổ Nhĩ Kỳ với các loại tài sản mới nổi khác sẽ sớm giảm xuống.
"Thị trường mới nổi đã bị bán tháo mạnh trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 7, và các diễn biến tiêu cực ở Thổ Nhĩ Kỳ cùng với Argentina sẽ trở thành trường hợp cá biệt vì 2 nước này có thâm hụt quá lớn so với các thị trường mới nổi còn lại", các chuyên gia phân tích của JPMorgan nhận định trong báo cáo mới nhất.