Nội thất cao cấp - chìa khóa kiến tạo giá trị doanh nghiệp
Văn phòng làm việc là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng tạo nên năng suất và hiệu quả lao động cho doanh nghiệp.
Trong thời đại ngày nay, việc đầu tư vào không gian làm việc là một trong những tiêu chí được doanh nghiệp chú trọng hàng đầu. Chẳng phải ngẫu nhiên mà "gã khổng lồ" Facebook chi 35 triệu USD mỗi năm thuê khu văn phòng cao cấp tại thành phố New York, để đảm bảo điều kiện làm việc tốt nhất cho nhân viên.
Nhìn ra thế giới, các công ty "có tâm, có tầm" đều đặc biệt chú trọng đầu tư môi trường làm việc và lựa chọn nội thất văn phòng cao cấp cho nhân sự, còn ở Việt Nam, tư duy này sẽ trở thành tất yếu nhưng để những người đầu tàu doanh nghiệp thực sự quan tâm thì phải thêm một vài năm nữa.
Câu chuyện lựa chọn nội thất văn phòng
Đầu tư cho văn phòng làm việc dựa trên sự thấu đáo và đề cao nhu cầu của nhân viên chính là giải pháp thông minh để doanh nghiệp thu hút và giữ chân người tài lâu dài - yếu tố quyết định đến hiệu suất và sự phát triển bền vững. Đối với lực lượng lao động trẻ, không gian làm việc không chỉ để làm cho xong việc. Họ mơ ước và sẵn sàng cống hiến hết mình cho một công ty có mô hình "tầm nhìn lớn" đáp ứng nhu cầu cân bằng giữa làm việc với giải trí, vận động, giao lưu và học hỏi.
Đặc biệt, môi trường văn phòng còn có tác động đến sức khỏe của người làm việc. Trong những năm 2000, các căn bệnh liên quan đến cột sống dần trở thành mối lo ngại của nhân viên văn phòng, do đặc thù ít vận động trong quá trình làm việc. Trong khi đó, các sản phẩm văn phòng thông thường, như bàn, ghế, chỉ hoàn thành được những chức năng cơ bản của mình.
May mắn thay, các dòng sản phẩm cao cấp đã được ra đời nhằm giúp người dùng tránh xa những căn bệnh kể trên. Chúng được nghiên cứu, thử nghiểm một cách kỹ lưỡng nhằm đảm bảo hiệu quả cao nhất, trong khi kiểu dáng và chức năng vẫn không có sự thay đổi quá lớn. Ví dụ như một số loại ghế có cấu tạo ôm cột sống, tựa cổ để giúp các nhân viên văn phòng ngồi đúng tư thế, không nghiêng cổ trong nhiều giờ làm việc.
Nội thất văn phòng như vậy thì chắc chắn đó không phải là nơi nhân tài quy tụ để cùng cống hiến cho doanh nghiệp.
Ngược lại, nội thất văn phòng cao cấp nâng niu sức khỏe người lao động. Phần đệm bọc dày hơn mang lại cảm giác êm ái hơn cho người sử dụng khi phải ngồi nhiều giờ liên tục.
Phần lưng cao, giá đỡ khi ngả đầu bản rộng, căng lưới khiến người dùng thư thái khi nghiêng mình về phía sau. Thiết kế lưới ở tựa lưng của những chiếc hạng sang tạo ra luồng không khí luôn tuần hoàn trở lại giúp nhân viên luôn mát mẻ, thoải mái khi ngồi.
Bài học quý giá từ những "anh lớn" trên thế giới
Biểu đồ: Lượng tiền tiêu thụ cho nội thất văn phòng theo nước.
Báo cáo về tiêu thụ nội thất văn phòng của Statista cho thấy các nước như Mỹ, Án Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Anh là top 5 nền kinh tế lớn nhất toàn cầu, họ đạt tới đỉnh cao ngày hôm nay là do họ đi trước đón đầu xu thế phát triển của nhân loại. Những doanh nghiệp lớn ở các quốc gia này, đặc biệt chú trọng đầu tư nội thất văn phòng cao cấp. Họ hiểu rằng không gian làm việc hiện đại, sang trọng, khơi gợi cảm hứng sáng tạo luôn là niềm mơ ước của giới công sở, là nơi nhân tài quy tụ để cùng kiến tạo nên giá trị cho doanh nghiệp, đồng thời còn là phương tiện để công ty họ khẳng định vị thế của mình với đối tác và khách hàng.
Hiện tại, ở Việt Nam có rất nhiều doanh nghiệp trẻ, năng động đã nhận ra bài học giá trị, tư duy đón đầu này từ các doanh nghiệp "khổng lồ" đi trước. Họ bắt đầu chú ý hơn đến không gian và nội thất văn phòng.
Theo báo cáo thị trường quý 3/2018 do JLL công bố, tổng nguồn cung văn phòng hạng A và hạng B hiện lên mức 1,150 triệu m2, đặc biệt là các công ty có nhu cầu sử dụng nội thất văn phòng hạng sang, chăm lo sức khỏe thể chất cũng như sức khỏe tinh thần cho người lao động. Và một trong những doanh nghiệp có thể đáp ứng yêu cầu nội thất đẳng cấp quốc tế đó là PROCE (www.proce.vn), nhà tiên phong mang nội thất văn phòng hạng sang về Việt Nam.