Nói về chuyện người trẻ nhảy việc, Shark Hưng – "Cá mập kén ăn" nói một câu cực thấm, chỉ ra suy nghĩ tai hại mà nhiều người lầm tưởng
Theo "cá mập kén ăn", các bạn trẻ nên "nhảy việc" liên tục để tìm ra công việc phù hợp với bản thân.
- 19-03-202340 tuổi dính sa thải, tôi ứa nước mắt nhận ra sự thật: Từ từ già đi khi chẳng có thành tựu là cảm giác rất bất lực, chỉ có chăm chỉ mới là lối thoát duy nhất!
- 19-03-2023Bi kịch của thủ khoa đại học sau 26 năm: Từng làm đến giám đốc nhưng giờ thành người vô gia cư, phải bới rác để kiếm ăn
- 19-03-2023Ngắm trọn căn biệt thự hơn chục tỷ của cậu bé 15 tuổi ở Vĩnh Phúc: Tự tay thiết kế căn nhà từ A-Z, cách nói chuyện đĩnh đạc vượt tầm!
Ông Phạm Thanh Hưng hay còn được biết tới với tên gọi Shark Hưng – vị "cá mập kén ăn" nổi tiếng trên sóng chương trình truyền hình Shark Tank Việt Nam. Sở dĩ Shark Hưng có tên gọi như vậy bởi ông rất ít khi đầu tư một mình mà hay hợp tác với các Shark khác.
Shark Hưng gây ấn tượng với mọi người không chỉ bởi vốn kiến thức sâu rộng mà còn ở phong cách hài hước, dí dóm. Chính cách nói chuyện vui vẻ, thú vị đã khiến chương trình trở nên lôi cuốn hơn. Đồng thời giúp mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ có cái nhìn rõ ràng, khách quan và toàn diện hơn về các vấn đề mà ông đề cập tới.
Trong một lần chia sẻ ở sự kiện "Đối đầu thách thức", Shark Phạm Thanh Hưng đã từng nói: "Mọi người hay nói về vấn đề trung thành trong công việc. Nhưng tôi từng nhảy việc liên tục. Nếu công việc không phù hợp, tôi sẽ chuyển sang chỗ làm mới. Định hướng đó đã giúp tôi có nhiều trải nghiệm hơn".
Vị "cá mập" này còn chia sẻ bản thân từng nhảy hàng chục công ty, trong đó có nhiều công ty lớn như Ford, Toyota. Mỗi công ty, ông chỉ gắn bó khoảng vài tháng.
Shark Phạm Thanh Hưng
"Nhảy việc" – một khái niệm chẳng còn xa lạ đối với thế hệ trẻ ngày nay. Không ngoa khi gọi đây là "văn hóa" của giới trẻ – những người ưa thích sự mới lạ, trải nghiệm và muốn tìm kiếm cơ hội tốt cho bản thân.
Nhiều người vẫn thường nghĩ rằng, "nhảy việc" là không tốt, để lại nhiều hậu quả xấu. "Nhảy việc" không chỉ gây hại cho bản thân mà còn gây hại cho doanh nghiệp nơi bạn đã và sắp làm việc.
Trong mắt nhiều người, "nhảy việc" gây ra hàng loạt hệ lụy như: Gây mất thiện cảm với những nhà tuyển dụng sau này, lãng phí thời gian của chính mình, ảnh hưởng đến việc xây dựng networking, mục kinh nghiệm làm việc trong CV trông "chắp vá", bỏ qua nhiều cơ hội thăng tiến và phát triển, dễ trở thành người "đứng núi này trông núi nọ", "cả thèm, chóng chán",…
Thế nhưng, đó là khi bạn "nhảy việc" thường xuyên. Bạn không thể tiếp tục gắn bó với công việc khi tâm lý không thoải mái về chuyện lương thưởng, mâu thuẫn với đồng nghiệp hay cảm thấy không có nhiều cơ hội thăng tiến. Như vậy, "nhảy việc" là điều nên làm để tránh lãng phí thời gian của bạn, cũng như của doanh nghiệp – nơi bạn đang gắn bó.
"Tôi khuyên các bạn thấy công việc không thoải mái, không hợp với bản thân mình thì hãy rút luôn để đổi công việc khác. Thậm chí nghỉ luôn ngay khi chưa tìm được công việc mới. Không nên cố gắng níu kéo vì điều đó chỉ làm mất thời gian của chúng ta", Shark Phạm Thanh Hưng nhấn mạnh.
"Nhảy việc" đem lại lợi ích gì?
"Nhảy việc" chưa hẳn đã là điều xấu mà có thể mang đến vô vàn cơ hội khác nhau.
1. Cơ hội khám phá giá trị bản thân
Lựa chọn một cuộc sống bình lặng đồng nghĩa với việc bạn sẽ khó có cơ hội khai thác được giới hạn tiềm năng bản thân. Ngược lại, dám đánh đổi công việc quen thuộc với mức lương ổn định để tìm kiếm cơ hội mới có thể mang đến cho bạn nhiều giá trị. Đó là môi trường mới, thu nhập mới, mối quan hệ mới, cơ hội mới,…
Ảnh minh họa
2. Cơ hội gia tăng thu nhập
Không thể phủ nhận thu nhập là một trong những lý do quan trọng, tạo tiền đề cho giới trẻ "nhảy việc". Nhiều doanh nghiệp hiện nay tạo các cơ hội cho các bạn trẻ thể hiện tài năng cùng mức lương thưởng rất đáng để cân nhắc.
Đồng thời, chính sách tăng lương ổn định cho người cũ ở một số doanh nghiệp có thể khiến họ gặp nhiều khó khăn khi có ý định đề xuất tăng lương. Vậy nên "nhảy việc" cũng là cách để người đi làm giải quyết vấn đề lương thưởng.
3. Cơ hội phát triển nhiều kỹ năng
"Nhảy việc" không chỉ giúp người trẻ rèn luyện được những kỹ năng cứng như kiến thức, kinh nghiệm làm việc mà mỗi trường, đồng nghiệp khác nhau lại mang đến cho bạn những trải nghiệm khác nhau.
Hơn thế, việc tìm kiếm một môi trường khác còn giúp bạn phát triển kỹ năng làm việc, giao tiếp với mọi người.
Thể thao văn hóa