MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nôn ra máu: Đừng hoảng sợ mà nghĩ ngay đến ung thư, đó có thể là bệnh lành tính

23-06-2018 - 15:15 PM | Sống

Nôn ra máu là triệu chứng của rất nhiều bệnh, có thể là bệnh nhẹ tới nghiêm trọng. Vì vậy, khi thấy hiện tượng này, bạn đừng quá hoảng sợ, hãy đến bệnh viện để thăm khám ngay.

Nôn ra máu là gì?

Nôn ra máu hay còn gọi là ói ra máu là hiện tượng thải ra một lượng máu nhất định. Tuy nhiên, số lượng máu có thể thay đổi khá nhiều. Trong nhiều trường hợp, bạn không nên lo lắng quá bởi nguyên nhân có thể là nuốt máu từ một một chấn thương ở miệng hoặc chảy máu mũi.

Nhưng nôn ra máu thường là một triệu chứng đáng sợ, là dấu hiệu của các căn bệnh nguy hiểm hơn như chấn thương bên trong, xuất huyết nội tạng hoặc vỡ nội tạng.

Máu nôn ra thường có màu nâu, đỏ thẫm như bã cà phê hoặc đỏ tươi. Màu sắc và độ sánh của máu bệnh nhân nôn ra thay đổi theo nguyên nhân xuất huyết, giúp bác sĩ chẩn đoán và điều trị.

 Nôn ra máu: Đừng hoảng sợ mà nghĩ ngay đến ung thư, đó có thể là bệnh lành tính - Ảnh 1.

Tại sao xảy ra hiện tượng nôn ra máu?

Nếu bạn bị nôn ra máu, điều đó có nghĩa là có tổn thương ở trong cơ thể và dẫn đến chảy máu ở thực quản, dạ dày hay tá tràng (phần đầu của ruột non).

Dưới đây là một vài nguyên nhân thường gặp của tình trạng nôn ra máu, để từ đó bạn có thể hình dung rõ hơn. Tuy nhiên, bạn không nên tự chẩn đoán bệnh cho bản thân mà cần phải khám mới xác định chính xác được nguyên nhân.

1. Loét dạ dày hoặc viêm dạ dày nghiêm trọng

 Nôn ra máu: Đừng hoảng sợ mà nghĩ ngay đến ung thư, đó có thể là bệnh lành tính - Ảnh 2.

Nếu nôn ra máu đồng thời kèm theo cảm giác nóng rát hay cồn cào ở bụng, nhất là vùng bụng trên rốn, có thể bạn bị viêm loét dạ dày nghiêm trọng. Chảy máu xảy ra khi vết loét hay hiện tượng viêm gây tổn thương mạch máu nằm dưới.

2. Giãn tĩnh mạch thực quản

Giãn tĩnh mạch thực quản là hiện tượng tĩnh mạch trong thực quản bị căng và ứ máu. Khi căng giãn quá mức, tĩnh mạch sẽ vỡ ra và gây chảy máu, nhưng lại thường không gây đau đớn. Tình trạng này xảy ra thường do bệnh gan liên quan đến uống rượu.

Nếu bác sĩ nghi ngờ về hiện tượng giãn tĩnh mạch thực quản khiến bạn bị nôn ra máu, bạn nên nhập viện ngay lập tức.

3. Trào ngược dạ dày thực quản nghiêm trọng

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GORD) xảy ra khi axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Khi ở mức độ nặng, nó có thể gây ra tổn thương đến niêm mạc thực quản và dẫn đến chảy máu.

4. Rách thực quản

Khi nôn quá nhiều, niêm mạc trong thực quản có thể bị tổn thương, rách và gây chảy máu.

5. Nuốt phải máu

Trường hợp nuốt phải máu vẫn thường xảy ra, ví dụ như chảy máu mũi nghiêm trọng hoặc thậm chí bạn còn thấy xuất hiện máu đen trong phân.

6. Nguyên nhân ít phổ biến hơn

Nôn ra máu có đến từ một vài nguyên nhân ít phổ biến hơn như:

- Uống phải độc chất như asen hay axit khác.

- Bệnh về máu như giảm tiểu cầu, bệnh bạch cầu, bệnh hemophilia (máu khó đông) hay thiếu máu.

- Ung thư dạ dày hoặc ung thư thực quản, ung thư có thể xảy ra ở những người lớn hơn 55 tuổi và giảm cân. Tuy nhiên, tỷ lệ này khá thấp.

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Trừ khi bạn hoàn toàn khỏe mạnh và nguyên nhân nôn ra máu cũng rất rõ ràng (theo bác sĩ chẩn đoán)ví dụ như do nuốt phải máu chảy từ mũi xuống. Còn không, bạn nên đi đến thẳng bệnh viện để kiểm tra sức khỏe ngay.

Tại bệnh viện, bác sĩ sẽ thực hiện nhiều xét nghiệm như xét nghiệm máu và nội soi dạ dày để xác định nguyên nhân. Điều này rất quan trọng để tìm ra chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng nôn ra máu.

* Theo NHS

Theo Hoàng Hương

Trí thức trẻ

Trở lên trên