MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nông dân ngậm ngùi phá bỏ su hào vì không bán được

16-03-2018 - 15:00 PM | Thị trường

Những ngày này trên khắp các cánh đồng và vệ đường thôn Xuân Nẻo (Hưng Đạo, Tứ Kỳ, Hải Dương) đâu đâu cũng thấy su hào bị phá bỏ.

Theo những người nông dân ở đây, sau Tết, giá su hào xuống thấp, thương lái ngừng thu mua, không còn cách nào, bà con đành phá bỏ để lấy đất cho vụ gieo trồng mới.

Theo ghi nhận của PV, vào chiều 15.3, rất nhiều ruộng su hào đã quá vụ thu hoạch nhưng vẫn nằm ngổn ngang, có ruộng còn bị bà con phá bỏ, bởi từ Tết đến giờ giá su hào xuống quá thấp, không bõ công người dân thu hái.

Nông dân ngậm ngùi phá bỏ su hào vì không bán được - Ảnh 1.
 Để trồng được 1 củ su hào, người nông dân phải mất 2 tháng chăm sóc. Chỉ tính riêng tiền giống đã mất 200 đồng/củ, thế nhưng thương lái thu mua với giá chỉ 200 - 300 đồng/củ, thậm chí có nơi thương lái ngừng thu mua.
Nông dân ngậm ngùi phá bỏ su hào vì không bán được - Ảnh 2.
 Giá su hào xuống quá thấp nhiều nông dân bỏ trắng tại đồng, khiến chúng tôi không khỏi xót xa.
Nông dân ngậm ngùi phá bỏ su hào vì không bán được - Ảnh 3.
  Một số ruộng su hào được băm nhỏ ra rồi ủ làm phân hay cho người dân mang về làm thức ăn cho gia súc, gia cầm.
Nông dân ngậm ngùi phá bỏ su hào vì không bán được - Ảnh 4.
Su hào nằm là liệt ven đường. Su hào không bán được không chỉ làm nông dân thua lỗ mà còn khiến các thương lái điêu đứng.
Nông dân ngậm ngùi phá bỏ su hào vì không bán được - Ảnh 5.
 Theo thống kê, trung bình mỗi hộ gia đình trồng khoảng 6-7 sào su hào. Mỗi sào thu hoạch được 500-600 gốc. Giá mua 1 sào su hào khoảng 7 triệu đồng. Mỗi sào bán ra được 1 triệu 800 nghìn đồng. Nhiều ruộng xa thì thương lái chấp nhận bỏ vì giá thấp, không đủ tiền trả cho công nhân, nên các hộ dân gần như không có khả năng bán hết ruộng su hào của mình.
Nông dân ngậm ngùi phá bỏ su hào vì không bán được - Ảnh 6.
 Các thương lái chuyên thu mua su hào cho biết: "Đây là đợt trồng su hào thứ 3 trong mùa. Trước tết, nông dân bán được giá thì một sào có thể lãi đến 10 triệu đồng. Giá thương lái mua giao động từ 7 – 8 triệu/sào. Người mất nhiều tiền đợt này là thương lái. Thương lái lỗ hơn 10 triệu đồng/ngày".
Nông dân ngậm ngùi phá bỏ su hào vì không bán được - Ảnh 7.
 
Nông dân ngậm ngùi phá bỏ su hào vì không bán được - Ảnh 8.
Bà Lê Thị Lý người nông dân tại cánh đồng thôn Xuân Nẻo nói: "Năm nay, chúng tôi thua lỗ thì năm sau vẫn trồng. Nếu không trồng thì vứt ruộng không cũng chết. Giá su hào thời điểm trước tết giảm từ 2.000 – 1.500 đồng/củ xuống 300 – 500 đồng/củ, sau giảm tiếp còn 100 – 200 đồng/củ, còn bây giờ cho không ai lấy".
Nông dân ngậm ngùi phá bỏ su hào vì không bán được - Ảnh 9.
 Bụi chuối ngoài cánh đồng cũng là nơi tập kết su hào vứt đi của nông dân nơi đây.
Nông dân ngậm ngùi phá bỏ su hào vì không bán được - Ảnh 10.
 Cũng có người đến cắt lá mang về cho thỏ, để lại củ chỏng chơ giữa cánh đồng.
Nông dân ngậm ngùi phá bỏ su hào vì không bán được - Ảnh 11.
Cách đó khoảng 60km, tại các chợ cóc Hà Nội, su hào vẫn được bán với giá 3.000 đồng/củ. Điều này cho thấy, khi qua các khâu trung gian, giá su hào đã được đẩy lên cao, mang lại lợi nhuận lớn, trong khi người tiêu dùng và bà con nông dân phải chịu thiệt.

Hiện nay nhiều nhà bỏ trắng cả mẫu su hào và rất mong nhận được sự giúp đỡ từ các đơn vị chức năng. Họ mong muốn có công ty rau sạch bao thu rau cho người dân để đảm bao đầu ra cho cây su hào, để năm sau tình trạng này không còn tiếp diễn như một điều tất yếu.

Theo ĐK - Hà Phương

Lao động

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên