MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

NÓNG: Một ngân hàng bóng tối Trung Quốc nộp đơn xin phá sản, ảnh hưởng từ BĐS đang lan sang ngành tài chính?

05-01-2024 - 18:55 PM | Tài chính quốc tế

Ảnh: REUTERS/Florence Lo/File Photo

Ảnh: REUTERS/Florence Lo/File Photo

Một cuộc kiểm toán cho thấy Zhongzhi có tổng nợ lên tới hơn 64 tỷ USD, trong khi tổng tài sản của công ty ước tính khoảng 27,95 tỷ USD.

Ngày 5/1, một tòa án ở thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc đã chấp nhận đơn xin phá sản của doanh nghiệp tài chính khổng lồ dạng ngân hàng ngầm Zhongzhi Enterprise Group. Ở thời đỉnh cao, Zhongzhi từng quản lý hơn 140 tỷ USD. Song, công ty quản lý tài chính tư nhân này đã phải vật lộn với sự suy giảm của thị trường bất động sản.

Tòa án cho biết Zhongzhi đã nộp đơn xin phá sản vì lý do không thể trả các khoản nợ đáo hạn. Tài sản của công ty sau khi thanh lý dự kiến cũng không đủ để trả hết nợ. Với động thái trên, đây có thể là một trong những vụ phá sản lớn nhất từ trước đến nay tại Trung Quốc, gây thêm căng thẳng cho tâm lý vốn mỏng mạnh của các nhà đầu tư và người tiêu dùng.

Công ty vốn có mối liên hệ khá sâu sắc đối với lĩnh vực bất động sản Trung Quốc. Vào tháng 11, công ty đã đưa ra lá thư xin lỗi các nhà đầu tư khi họ không thể trả khoản nợ lên tới 64 tỷ USD. Con số này vượt cả tổng tài sản ước tính của Zhongzhi là 200 tỷ nhân dân tệ (27,95 tỷ USD).

Zhongzhi hiện chưa lên tiếng.

Ngân hàng bóng tối Zhongzhi xuất hiện dấu hiệu bất ổn từ tháng 7/2023. Khi đó, công ty ủy thác Zhongrong International Trust do Zhongzhi kiểm soát đã không thanh toán được hàng chục sản phẩm đầu tư.

Vào tháng 8, Zhongzhi nói với các nhà đầu tư rằng họ đang đối mặt với khủng hoảng thanh khoản và sẽ tiến hành tái cơ cấu nợ. Ban lãnh đạo cho biết kế hoạch này nhằm "tự cứu mình" thông qua tái cơ cấu, tập trung vào việc thu nợ và thanh lý tài sản, nhưng phá sản cũng là một trong các phương án.

Vấn đề của Zhongzhi làm dấy lên mối lo ngại rằng cuộc khủng hoảng nợ bất động sản của Trung Quốc đang lan sang lĩnh vực tài chính rộng lớn hơn.

Tình trạng thiếu hụt thanh khoản ảnh hưởng đến lĩnh vực bất động sản nặng nợ của Trung Quốc từ năm 2020. Việc các chủ đầu tư vỡ nợ từ cuối năm 2021 đã làm ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và làm náo loạn thị trường toàn cầu.

Theo Reuters

Anh Dũng

Nhịp Sống Thị Trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên