MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đại biểu kiến nghị một loạt giải pháp cho đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp

03-11-2014 - 08:58 AM |

Đề nghị Bộ NNPTNT đẩy mạnh chương trình lai tạo khảo nghiệm các giống cây bắp, đậu nành; NHNN nâng hạn mức cho vay tín chấp; Bộ Công thương sớm ban hành và triển khai thực hiện xây dựng vùng nguyên liệu lúa gạo...

Trong phiên thảo luận sáng ngày 01/11/2014, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thanh Hùng – Đồng Tháp đã có những góp ý quan trọng cho đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp thời gian tới đạt được mục tiêu, tăng thu nhập cho nông dân. Cụ thể :

(1) Tái cơ cấu ngành nông nghiệp phải lấy khoa học công nghệ, đổi mới hình thức tổ chức sản xuất làm động lực cho tăng trưởng; tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo hướng liên kết nông dân – nông dân, nông dân – hợp tác xã – doanh nghiệp trong đó doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng tìm đầu ra.

Để thực hiện nội dung này, Chính phủ cần có chính sách để nông dân chí thú với nông nghiệp có điều kiện thuê thê đất, san bằng đồng ruộng để có điều kiện sản xuất theo cánh đồng mẫu lớn, hỗ trợ một phần lãi suất vay vốn.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNT) cần hỗ trợ các tỉnh đẩy mạnh hợp tác quốc tế với các nước có nền sản xuất nông nghiệp tiên tiến như Nhật, Hà Lan. Kêu gọi các nhà tài trợ quốc tế hỗ trợ đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển liên doanh, liên kết quốc tế giữa doanh nghiệp trong nước với các đối tác trong sản xuất, chế biến, xuất khẩu nông lâm thủy sản, bên cạnh đẩy mạnh chương trình lai tạo khảo nghiệm các giống cây bắp, đậu nành để đẩy mạnh chuyển đổi đất trồng lúa và thay thế hàng nhập khẩu.

Bộ khoa học công nghệ (KHCN) có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp được hưởng chính sách theo luật công nghệ cao.

(2) Lấy liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với thị trường tiêu thụ, tăng cường liên kết vùng làm trung tâm của quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Để thực hiện nội dung này đại biểu Hùng kiến nghị:

Ngân hàng Nhà nước xem xét nâng hạn mức vay tín chấp phục vụ sản xuất nông nghiệp gắn với hợp đồng tiêu thụ sản phẩm và mở rộng đối tượng cho vay thí điểm theo chuỗi đối với các sản phẩm lúa gạo, chăn nuôi, thủy sản...

Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Nghiên cứu ban hành một nghị định riêng về Hợp tác xã nông nghiệp để có chính sách phù hợp tạo điều kiện cho HTX nông nghiệp hoạt động hiệu quả đóng vai trò nồng cốt trong việc liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân. Sớm trình Chính phủ quyết định ban hành quy chế về liên kết vùng ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Bộ Tài chính xem xét cho áp dụng các chính sách hỗ trợ như: doanh nghiệp, các trang trại có đăng ký sản xuất kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên đầu tư theo Nghị định 210 của CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn.

Bộ Công thương sớm ban hành và triển khai thực hiện lộ trình xây dựng vùng nguyên liệu lúa gạo đối với doanh nghiệp xuất khẩu gạo theo Nghị định 109.

(3) Xác định Nhà nước phải làm tốt vai trò kiến tạo phát triển thông qua đổi mới thể chế cơ chế chính sách trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Bên cạnh việc tăng quy mô và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư công cần mở rộng các hình thức đầu tư để huy động nguồn vốn từ khu vực tư bao gồm cả nguồn nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp. Trước mắt cần nghiên cứu hoàn thiện hình thức hợp tác công tư – PPP một cách đa dạng. Đại biểu kiến nghị:

Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm bổ sung vào nội dung các lĩnh vực đầu tư trong dự thảo nghị định về đầu tư theo hình thức hợp tác công tư PPP trong các lĩnh vực như: phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, Xây dựng các khu cụm công nghiệp dịch vụ tại các vùng chuyên canh, phát triển chuỗi giá trị ngành hàng chủ lực.

Bộ Tài chính tiếp tục nghiên cứu để mở rộng bảo hiểm nông nghiệp nhằm giảm bớt rủi ro cho nông dân.

(4) Đẩy mạnh rút lao động ra khỏi khu vực nông nghiệp - đây là giải pháp quan trọng trong đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp để tăng quy mô, tăng năng suất, tăng thu nhập. Cần phải xây dựng các chương trình đào tạo nghề để chuyển lao động từ khu vực nông nghiệp sang phi nông nghiệp kể cả đưa lao động sang làm việc quốc gia khác. Xây dựng chương trình cung cấp thông tin việc làm, hỗ trợ việc làm, hỗ trợ vay vốn, hỗ trợ kết nối doanh nghiệp, nghiệp đoàn.

>>> Nội dung phiên thảo luận tại Quốc hội sáng 01/11 về tái cơ cấu nền kinh tế


>>> Nội dung phiên thảo luận tại Quốc hội chiều 01/11 về tái cơ cấu nền kinh tế




Thanh Giang

quynhnn

Tài chính Plus

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên