MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Dịch bệnh ở châu Á khiến giá tôm Mỹ tăng gấp rưỡi

12-11-2013 - 06:16 AM |

Châu Á đang chống chọi với dịch bệnh mới khiến sản lượng tôm ở Thái Lan giảm tới 40%, đẩy giá tăng ở các nhà hàng và cửa hàng bán lẻ phương Tây.

Dịch bệnh đã xuất hiện ở Thái Lan, nước xuất khẩu tôm lớn nhất thế giới, từ cuối năm ngoái sau khi dự trữ tôm ở Trung Quốc sụt giảm mạnh vào năm 2009, tiếp đến là giảm ở Việt Nam. Với sản lượng giảm, giá tôm tại Mỹ đã tăng 50% chỉ trong vòng mấy tháng gần đây, theo một nhà xuất khẩu tôm hàng đầu Thái Lan.

Các cửa hàng thủy sản và các nhà hàng ở Mỹ cho biết họ hy vọng tình trạng thiếu tôm sẽ không kéo dài và có thể kiểm soát được. Do giá nguyên liệu tăng, họ đã buộc phải nâng giá bán để đảm bảo thu nhập.

Landry's Inc., công ty sở hữu các chuỗi thực phẩm bao gồm Bubba Gump Shrimp Co. và McCormick & Schmick's, đang phải mua tôm từ những nước khác và xem xét việc thay đổi thực đơn. “Chúng tôi có thể buộc phải tăng giá”, giám đốc tài chính Rick Liem cho biết.

Các chuyên gia dự báo lạm phát giá thực phẩm ở Mỹ năm tới sẽ lên tới trung bình 4%-5%, chủ yếu do giá thủy sản cao.

Giá tôm chân trắng nuôi thả tại thị trường Mỹ trong tháng 10/2013 cao hơn tới 55% so với một năm trước đó, trong khi giá tôm hùm đen cũng tăng 33%.

Theo Liên Hiệp Quốc, bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn ở tôm, gọi là dịch tôm chết sớm (EMS) hầu như không gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Tuy nhiên căn bệnh này khiến tôm chết sớm, và có thể làm chết tất cả các loài giáp xác trước khi chúng trưởng thành đủ để có thể tái sản xuất, gây nguy cơ đe dọa tăng giá và ảnh hưởng tới an ninh thực phẩm.

Dịch EMS đã ảnh hưởng tới các nhà sản xuất tôm ở Đông Á, và những đối thủ cạnh tranh như Ấn Độ và Ecuador đã và đang cố gắng tận dụng cơ hội này, mặc dù sản lượng của họ vẫn thấp hơn Thái Lan.

Nhưng các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Mahidol (Thái Lan) cho biết EMS có thể xuất hiện ở mọi nơi trên thế giới, bởi vi khuẩn này sống ở các vùng nước tự nhiên.

Hoa Kỳ phụ thuộc gần như toàn bộ nhu cầu tôm vào nhập khẩu và Thái Lan là nguồn cung lớn nhaatsa, chiếm khoảng 1/4 tổng nhập khẩu trong năm 2012.

Nhưng nhập khẩu tôm vào Mỹ từ Thái Lan giảm 27% trong năm qua và tiếp tục giảm thêm 23% trong 4 tháng đầu năm 2013, theo Urner Barry, một tạp chí chuyên ngành về các thị trường nông sản.

Một phát ngôn viên của chuỗi siêu thị Kroger Co KR cho biết, việc thiếu hụt nguồn cung tôm “đang ảnh hưởng tới tất cả các nhà bán lẻ, kể cả chúng tôi” và “điều đó sẽ ảnh hưởng tới cả nền kinh tế”.

Tập đoàn Darden Nhà hàng Inc. sở hữu các chuỗi nhà hàng Red Lobster và Olive Garden thì cho biết, 60% chi phí nhập khẩu tôm của họ nằm trong hợp đồng ở nửa đầu tài khóa (kéo dài tới tháng 11), và dự kiến duy trì chi phí tôm ở mức đó trong nửa cuối tài khóa. “Chúng tôi không có kế hoạch tăng giá tôm”, phát ngôn viên của tập đoàn, ông Rich Jeffers cho biết.

Tại Thái Lan, Panisuan Jamnarnwej, chủ tịch danh dự của Hiệp hội Thực phẩm Đông lạnh Thái Lan, cho biết EMS có thể khiến sản lượng tôm nước này năm nay giảm xuống 300.000 tấn. Sự thiếu hụt đã ảnh hưởng rất nhiều tới một số công ty lớn nhất nước này.

Charoen Pokphand Foods thông báo lợi nhuận trong quý 1 giả 70% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống chỉ 3,44 tỷ baht (109,9 triệu USD).

Chủ tịch công ty Thai Union Frozen Products PCL, ông Thiraphong Chansiri – nhà xuất khẩu tôm lớn nhất nước này, dự báo khối lượng và doanh số bán tôm của công ty sẽ giảm 30% trong năm nay, sau khi lợi nhuận quý 1 giảm 54% xuống 674 triệu baht. Ông nói: “Chúng tôi biết năm 2013 là thời gian khó khăn của ngành tôm nước nhà”.

Dịch bệnh có thể gây thiệt hại khoảng 1 tỷ USD/năm cho ngành tôm châu Á, theo nhận định của Liên đoàn Thủy sản Nuôi thả Toàn cầu (Global Aquaculture Alliance), có trụ sở ở St. Louis.

Việc xác minh dịch bệnh này là điều rất khó khăn. Các lãnh đạo của Charoen Pokphand Foods đã tham gia cùng Cục Thủy sản Thái Lan kiểm tra các trại nuôi tôm ở dọc bờ biển phía đông trên Vịnh Thái Lan. Họ đã đồng ý giúp những chủ trại nuôi tôm quy mô nhỏ trong nước hiểu được tầm quan trọng của việc cần cải thiện vệ sinh ở các ao nuôi tôm để phòng ngừa dịch bệnh.

Các nhà nghiên cứu cho biết phải tách riêng tôm từ giai đoạn trứng đến qua giai đoạn ấu trùng. Khi tôm đạt đủ kích cỡ cần qua khâu sàng lọc và chuyển tới các ao lớn, có lót và che phủ lưới để ngăn chặn các loài chim, cua… có khả năng lây lan dịch bệnh.

Các nhà nghiên cứu của CP Foods cho biết cần kiểm dịch ấu trùng tôm trong vồng 30 ngày để ngăn ngừa dịch bệnh và đảm bảo tôm có khả năng sống.

Vân Chi

hangnt

Wall Street Journal

Trở lên trên