'Đổ xô' trồng cây cam sành- Mừng ít, lo nhiều
Giá cam sành tăng cao, người trồng thắng đậm, nhiều nhà vườn trồng chuyên canh cây cam sành ở các xã: An Phú Tân, Hoà Tân, Tam Ngãi, Thông Hòa…huyện Cầu Kè (Trà Vinh) trở thành tỷ phú.
Chính sự hấp dẫn này khiến nhiều người ở huyện Cầu Kè đang “đổ xô” lên liếp trên ruộng trồng lúa, phá bỏ vườn cây trái để trồng cam sành.
Diện tích trồng cây cam sành ở huyện Cầu Kè tăng đột biến, từ 1.700 ha vào năm 2000 nay tăng vọt lên 6.700 ha; riêng trong hai năm 2011 và 2012 tăng gần 1.800 ha.
Điều đáng lo ngại là diện tích trồng cam sành trong những năm gần đây ở huyện Cầu Kè (Trà Vinh) nói riêng và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nói chung quá nóng. Trong khi thị trường tiêu thụ chủ yếu là nội địa, nếu tiếp tục mở rộng diện tích như hiện nay, cung sẽ vượt cầu là điều khó tránh khỏi.
Hơn nữa, các nhà vườn phát triển cây cam sành còn theo kiểu tự phát, không theo qui hoạch, người trồng không nắm vững kỹ thuật, sử dụng nguồn giống trôi nổi không đảm bảo chất lượng; dịch bệnh vàng lá greening và bệnh vàng lá thối rễ đang có chiếu hướng lan rộng, đe doạ trực tiếp số diện tích cam sành còn lại.
Chỉ tính riêng tại huyện Cầu Kè, hiện có 346 ha bị bệnh vàng lá greening và bệnh vàng lá thối rễ; trong đó có 98 ha bị nhiễm từ 20% - 50% diện tích, 19 ha bị nhiễm từ 50% - 70% và 236 ha bị nhiễm từ 70% trở lên, gây thiệt hại cho người trồng và đang có chiều hướng lây lan trên diện rộng.
Theo các nhà chuyên môn, đây là loại bệnh rất nguy hiểm đối với các loại cây có múi nói chung và cây cam sành nói riêng. Loại bệnh này không chỉ xảy ra ở nước ta, nó còn xảy ra ở nhiều nước khác, hiện chưa có thuốc đặc trị. Tác nhân gây bệnh vàng lá greening được xác định là rầy chổng cánh truyền vi khuẩn bệnh qua đọt non. Muốn phòng chống hiệu quả, nhà vườn phải chọn cây giống sạch bệnh và trồng ổi- nhất là giống ổi xá lỵ, xen canh trong vườn cam sành; bởi vì cây ổi tiết ra mùi hương xua đuổi rầy chổng cánh, ngăn chặn cam sành bị tái nhiễm bệnh.
Riêng đối với bệnh vàng lá thối rễ do nấm bệnh gây ra, rất dễ lây lan qua đường nước tưới, nên các nhà vườn cần quan tâm đến nguồn nước tưới, phải đảm bảo sạch, tiêu úng tốt; khi phát hiện bệnh cần sử dụng các loại thuốc trừ nấm và áp dụng các biện pháp sinh học giúp bộ rễ cây phát triển trở lại…
Cầu Kè là một huyện nằm ven sông Hậu, được thiên nhiên ưu đãi nước ngọt quanh năm, rất thích nghi trồng các loại cây ăn trái; trong đó có cây cam sành khá nổi tiếng, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy vậy, việc trồng cam sành ở Cầu Kè đang xảy ra nghịch lý “Kẻ cười, người mếu”; bởi vì có nhiều hộ trở thành tỷ phú nhờ cây cam sành, lại có không ít hộ đang đứng trước nguy cơ bị phá sản vì cây cam sành.
Nhà vườn Huỳnh Văn Sang, ấp Bưng Lớn B, xã Tam Ngãi, phấn khởi kể: Năm 2004, hưởng ứng cuộc vận động của chính quyền địa phương và được sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, gia đình ông tiến hành cải tạo 0,2 ha vườn tạp trồng cam sành; sau hơn 2 năm cây bắt đầu cho trái chiếng (trái đợt đầu). Thấy cây cam sành thích nghi, lại cho hiệu quả kinh tế cao, năm 2006 ông tiếp tục đầu tư lên liếp chuyển 0,8 đất biền (ven sông) trồng lúa sang trồng cam sành.
Từ năm 2009 đến nay, với 1 ha đất trồng chuyên cây cam sành, gia đình ông có thu nhập từ 500 triệu đến hơn 1 tỷ đồng, sau khi trừ toàn bộ chi phí; riêng năm 2012, ông xử lý cho trái mùa nghịch, bán được giá cao nên có thu nhập hơn 1 tỷ đồng.
Trong khi đó, nhà vườn Nguyễn Văn Tốt cùng ở xã Tam Ngãi lại buồn bã than rằng: Thấy các hộ lân cận trồng cam sành cho thu nhập cao, năm 2008 gia đình ông đã đầu tư hơn 20 triệu đồng lên liếp 0,3 ha đất đang trồng lúa, mua cây giống, phân bón…trồng cam sành. Cam đang phát triển tốt, vừa mới bắt đầu cho trái nhưng khoảng 5- 6 tháng nay, cây có biểu hiện vàng lá, rụng trái chết dần. Mặc dù ông đã thực hiện nhiều biện pháp phòng trị nhưng không đạt kết quả, bệnh đang có dấu hiệu lan rộng; gia đình ông đang còn nợ ngân hàng, nợ mua phân bón… hơn 15 triệu đồng, nay không biết tính sao?!
Cầu Kè đang phối hợp với Hội làm vườn tỉnh Trà Vinh, Viện cây ăn quả miền Nam, bàn biện pháp khôi phục và phát triển cây cam sành theo hướng bền vững. Trước mắt, Phòng Nông nghiệp huyện phối hợp với Chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh Trà Vinh tiến hành điều tra, thống kê số hộ, số diện tích cam sành bị nhiễm bệnh; xây dựng mô hình, tổ chức các lớp tập huấn, hỗ trợ các nhà vườn thực hiện các biện pháp kỹ thuật trong việc phòng trị bệnh vàng lá greening, bệnh vàng lá thối rễ trên cây cam sành như: Trồng cây chắn gió chung quanh diện tích cam sành, trồng ổi xen trong vườn cam để xua đuổi rầy chổng cánh; vận động các nhà vườn đốn bỏ những cây bị nhiễm bệnh nặng để hạn chế lây lan trên diện rộng; khuyến cáo nhà vườn không nên mở rộng diện tích…
Về lâu dài, qui hoạch lại vùng chuyên canh cây cam sành, tổ chức lại sản xuất kèm theo có chính sách hỗ trợ để các nhà vườn có điều kiện liên kết với nhau trong việc phòng chống dịch bệnh, phát triển cây cam sành theo hướng bền vững.
Diện tích trồng cây cam sành ở huyện Cầu Kè tăng đột biến, từ 1.700 ha vào năm 2000 nay tăng vọt lên 6.700 ha; riêng trong hai năm 2011 và 2012 tăng gần 1.800 ha.
Điều đáng lo ngại là diện tích trồng cam sành trong những năm gần đây ở huyện Cầu Kè (Trà Vinh) nói riêng và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nói chung quá nóng. Trong khi thị trường tiêu thụ chủ yếu là nội địa, nếu tiếp tục mở rộng diện tích như hiện nay, cung sẽ vượt cầu là điều khó tránh khỏi.
Hơn nữa, các nhà vườn phát triển cây cam sành còn theo kiểu tự phát, không theo qui hoạch, người trồng không nắm vững kỹ thuật, sử dụng nguồn giống trôi nổi không đảm bảo chất lượng; dịch bệnh vàng lá greening và bệnh vàng lá thối rễ đang có chiếu hướng lan rộng, đe doạ trực tiếp số diện tích cam sành còn lại.
Chỉ tính riêng tại huyện Cầu Kè, hiện có 346 ha bị bệnh vàng lá greening và bệnh vàng lá thối rễ; trong đó có 98 ha bị nhiễm từ 20% - 50% diện tích, 19 ha bị nhiễm từ 50% - 70% và 236 ha bị nhiễm từ 70% trở lên, gây thiệt hại cho người trồng và đang có chiều hướng lây lan trên diện rộng.
Theo các nhà chuyên môn, đây là loại bệnh rất nguy hiểm đối với các loại cây có múi nói chung và cây cam sành nói riêng. Loại bệnh này không chỉ xảy ra ở nước ta, nó còn xảy ra ở nhiều nước khác, hiện chưa có thuốc đặc trị. Tác nhân gây bệnh vàng lá greening được xác định là rầy chổng cánh truyền vi khuẩn bệnh qua đọt non. Muốn phòng chống hiệu quả, nhà vườn phải chọn cây giống sạch bệnh và trồng ổi- nhất là giống ổi xá lỵ, xen canh trong vườn cam sành; bởi vì cây ổi tiết ra mùi hương xua đuổi rầy chổng cánh, ngăn chặn cam sành bị tái nhiễm bệnh.
Bệnh vàng lá greening trên cây cam. |
Riêng đối với bệnh vàng lá thối rễ do nấm bệnh gây ra, rất dễ lây lan qua đường nước tưới, nên các nhà vườn cần quan tâm đến nguồn nước tưới, phải đảm bảo sạch, tiêu úng tốt; khi phát hiện bệnh cần sử dụng các loại thuốc trừ nấm và áp dụng các biện pháp sinh học giúp bộ rễ cây phát triển trở lại…
Cầu Kè là một huyện nằm ven sông Hậu, được thiên nhiên ưu đãi nước ngọt quanh năm, rất thích nghi trồng các loại cây ăn trái; trong đó có cây cam sành khá nổi tiếng, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy vậy, việc trồng cam sành ở Cầu Kè đang xảy ra nghịch lý “Kẻ cười, người mếu”; bởi vì có nhiều hộ trở thành tỷ phú nhờ cây cam sành, lại có không ít hộ đang đứng trước nguy cơ bị phá sản vì cây cam sành.
Nhà vườn Huỳnh Văn Sang, ấp Bưng Lớn B, xã Tam Ngãi, phấn khởi kể: Năm 2004, hưởng ứng cuộc vận động của chính quyền địa phương và được sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, gia đình ông tiến hành cải tạo 0,2 ha vườn tạp trồng cam sành; sau hơn 2 năm cây bắt đầu cho trái chiếng (trái đợt đầu). Thấy cây cam sành thích nghi, lại cho hiệu quả kinh tế cao, năm 2006 ông tiếp tục đầu tư lên liếp chuyển 0,8 đất biền (ven sông) trồng lúa sang trồng cam sành.
Từ năm 2009 đến nay, với 1 ha đất trồng chuyên cây cam sành, gia đình ông có thu nhập từ 500 triệu đến hơn 1 tỷ đồng, sau khi trừ toàn bộ chi phí; riêng năm 2012, ông xử lý cho trái mùa nghịch, bán được giá cao nên có thu nhập hơn 1 tỷ đồng.
Trong khi đó, nhà vườn Nguyễn Văn Tốt cùng ở xã Tam Ngãi lại buồn bã than rằng: Thấy các hộ lân cận trồng cam sành cho thu nhập cao, năm 2008 gia đình ông đã đầu tư hơn 20 triệu đồng lên liếp 0,3 ha đất đang trồng lúa, mua cây giống, phân bón…trồng cam sành. Cam đang phát triển tốt, vừa mới bắt đầu cho trái nhưng khoảng 5- 6 tháng nay, cây có biểu hiện vàng lá, rụng trái chết dần. Mặc dù ông đã thực hiện nhiều biện pháp phòng trị nhưng không đạt kết quả, bệnh đang có dấu hiệu lan rộng; gia đình ông đang còn nợ ngân hàng, nợ mua phân bón… hơn 15 triệu đồng, nay không biết tính sao?!
Cầu Kè đang phối hợp với Hội làm vườn tỉnh Trà Vinh, Viện cây ăn quả miền Nam, bàn biện pháp khôi phục và phát triển cây cam sành theo hướng bền vững. Trước mắt, Phòng Nông nghiệp huyện phối hợp với Chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh Trà Vinh tiến hành điều tra, thống kê số hộ, số diện tích cam sành bị nhiễm bệnh; xây dựng mô hình, tổ chức các lớp tập huấn, hỗ trợ các nhà vườn thực hiện các biện pháp kỹ thuật trong việc phòng trị bệnh vàng lá greening, bệnh vàng lá thối rễ trên cây cam sành như: Trồng cây chắn gió chung quanh diện tích cam sành, trồng ổi xen trong vườn cam để xua đuổi rầy chổng cánh; vận động các nhà vườn đốn bỏ những cây bị nhiễm bệnh nặng để hạn chế lây lan trên diện rộng; khuyến cáo nhà vườn không nên mở rộng diện tích…
Về lâu dài, qui hoạch lại vùng chuyên canh cây cam sành, tổ chức lại sản xuất kèm theo có chính sách hỗ trợ để các nhà vườn có điều kiện liên kết với nhau trong việc phòng chống dịch bệnh, phát triển cây cam sành theo hướng bền vững.
Theo TTXVN