Nghề trồng mía - Vì sao nơi vui, nơi buồn?
Thời điểm này đang là vụ thu hoạch mía trên cả nước. Trong khi nông dân nhiều nơi đang phải đốt mía do giá thấp, tại Gia Lai, nông dân đang rất phấn khởi bước vào vụ thu hoạch.
- 28-10-2014Mập mờ cơ chế nhập đường
- 24-10-2014Lối thoát nào cho ngành mía đường?
- 21-10-2014“Vị đắng” mía đường
- 08-10-2014May rủi như đo... chữ đường
Tại sao lại có nghịch lý này? Nguyên nhân bởi 2 năm gần đây, nông dân ở Gia Lai, một địa phương đứng đầu cả nước về cả diện tích và sản lượng mía đã mạnh dạn chuyển đổi từ canh tác nhỏ lẻ sang mô hình cánh đồng mẫu lớn đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Theo một số nông dân cho biết, hiệu quả từ khi chuyển đổi thấy rất rõ. Minh chứng rõ nhất là trong mùa vụ năm nay, tuy giá mía chững lại nhưng nông dân vẫn có lãi lớn vì làm theo mô hình cánh đồng mẫu lớn nên năng suất, chất lượng cây mía tăng gấp nhiều lần. Vì thế, tình trạng nông dân đốt bỏ mía đã không còn nữa.
Bên cạnh đó, sự hỗ trợ của nhà máy đường đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng từ khâu làm đất đến khâu thu hoạch, thu mua cũng giúp bà con nông dân yên tâm hợp tác.
Ngành mía đường Việt Nam đang rơi vào giai đoạn hết sức khó khăn vì giá đường trong nước luôn ở mức cao so với thế giới, trong khi chất lượng lại kém hơn. Điều này buộc các nhà máy phải thay đổi sản xuất.
Việc xây dựng mối liên kết bền chặt giữa nhà máy và nông dân như mô hình cánh đồng mẫu lớn tại tỉnh Gia Lai sẽ là một bước tiến quan trọng trong vấn đề tái cơ cấu lại ngành mía đường. Có như vậy, ngành mía đường Việt Nam mới có chỗ đứng trên thị trường khi vừa nâng cao được chất lượng mà vẫn hạ được giá bán.
Theo Kiều Hoa