Thả nổi quản lý vật tư nông nghiệp
Muốn có nông sản an toàn, chất lượng phụ thuộc lớn vào giống cây trồng, phân bón và thuốc trừ sâu. Tuy vậy, chất lượng các loại vật tư nông nghiệp này lại bị buông lỏng khi kiểm tra phát hiện hàng loạt sai phạm.
Buông lỏng quản lý
Câu chuyện về giống lúa BC15 khiến hơn chục nghìn hecta lúa của bà con gieo cấy vụ Xuân 2013 bị lép hạt, thiệt hại hàng trăm tỷ đồng còn chưa nguôi, thì mới đây, Công an Hà Nội đã phát hiện bắt giữ vụ làm giả giống lúa BC15 tại Đan Phượng và Bắc Giang. Ông Phạm Đồng Quảng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt khẳng định, giống lúa giả làm giảm năng suất gieo trồng, ảnh hưởng đến đời sống của bà con nông dân. “Từ lúc gieo cấy đến khi thu hoạch, nông dân phải mất 4 tháng chăm bẵm. Nhưng nếu cấy phải giống lúa giả, kém năng suất thì không những công lao của nông dân mất hết mà thậm chí không có lúa để thu hoạch, bổ sung lương thực trong mùa vụ”, ông Phạm Đồng Quảng phân tích.
Bên cạnh giống giả, kém chất lượng, nông dân còn phải đối mặt với thực trạng phân bón giả đang diễn ra phổ biến hiện nay. Ông Phạm Đồng Quảng nhìn nhận, hiện cả nước có khoảng 600 cơ sở sản xuất phân bón, trong đó tỷ lệ cơ sở có nguồn vốn lớn và đầu tư công nghệ cao rất ít, đa số là sản xuất nhỏ lẻ hay còn gọi là công nghệ “cuốc xẻng”. Hơn nữa, số lượng phân bón trong danh mục lớn, trên 6.000 loại, trong khi chưa ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật về chất lượng phân bón, tiêu chuẩn dinh dưỡng nên việc quản lý gặp nhiều khó khăn, tạo kẽ hở để các doanh nghiệp lách luật.
Mặc dù Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 của Bộ NN&PTNT quy định, việc kiểm tra đánh giá, phân loại cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và nông, lâm, thủy sản được coi là “cây gậy” để các đơn vị chức năng và địa phương mạnh tay quản lý, nhưng đến nay việc thực hiện Thông tư 14 mới chỉ dừng lại ở một số ít địa phương. Cả nước mới có 8/63 tỉnh, thành báo cáo kết quả triển khai Thông tư 14, trong đó chỉ có 2 tỉnh tổ chức kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp. Tuy nhiên, hai tỉnh này cũng mới triển khai trên… giấy tờ, thực tế chưa đi vào kiểm tra, đánh giá các cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Còn hiện tượng nể nang
Trong tháng 5-2013, Thanh tra Bộ NN&PTNT đã xử phạt hành chính các hành vi vi phạm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp đạt trên 600 triệu đồng. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Thị Xuân Thu băn khoăn: “Do chế tài xử phạt vẫn còn nhẹ nên chỉ có biện pháp nêu tên các doanh nghiệp vi phạm trên phương tiện thông tin đại chúng mới có tính răn đe nhưng việc thực hiện còn rất hạn chế. Có nơi, kết quả thanh tra chỉ dán ở Sở NN&PTNT, nếu người dân không biết cơ sở nào vi phạm thì thanh tra cũng không có tác dụng. Tôi có cảm giác các đơn vị, địa phương còn nể nang doanh nghiệp”.
Việc kiểm soát chặt chẽ vật tư nông nghiệp đầu vào như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi… là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo chất lượng nông sản. Song, đến nay, dù đã có các quy định về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống… nhưng việc thực thi của các doanh nghiệp còn rất hạn chế.
Phân bón giả, kém chất lượng, thuốc bảo vệ thực vật ngoài luồng, không đạt yêu cầu, giống không đảm bảo chất lượng… tràn lan trên thị trường. Thiệt hại trước mắt vẫn thuộc về nông dân. Trong khi, việc đảm bảo chất lượng vật tư nông nghiệp dường như mới chỉ dừng lại ở sự quan tâm, vào cuộc của ngành nông nghiệp, chính quyền địa phương vẫn đứng ngoài cuộc. Nhưng, ngành nông nghiệp cũng chỉ thanh, kiểm tra theo đợt, phát hiện vi phạm rồi xử phạt. Hết đợt thanh, kiểm tra, vi phạm sẽ tái diễn.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Thị Xuân Thu đề nghị ngoài việc hoàn thiện các văn bản pháp quy về quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, rất cần sự vào cuộc của các ngành, địa phương. “Địa phương cần thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra, đánh giá các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, trong đó tập trung vào nhóm có nguy cơ cao là phân bón, giống và thức ăn chăn nuôi. Với những doanh nghiệp vi phạm không sửa chữa phải có biện pháp xử lý mạnh tay và công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân được biết”, bà Nguyễn Thị Xuân Thu nhấn mạnh.
Câu chuyện về giống lúa BC15 khiến hơn chục nghìn hecta lúa của bà con gieo cấy vụ Xuân 2013 bị lép hạt, thiệt hại hàng trăm tỷ đồng còn chưa nguôi, thì mới đây, Công an Hà Nội đã phát hiện bắt giữ vụ làm giả giống lúa BC15 tại Đan Phượng và Bắc Giang. Ông Phạm Đồng Quảng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt khẳng định, giống lúa giả làm giảm năng suất gieo trồng, ảnh hưởng đến đời sống của bà con nông dân. “Từ lúc gieo cấy đến khi thu hoạch, nông dân phải mất 4 tháng chăm bẵm. Nhưng nếu cấy phải giống lúa giả, kém năng suất thì không những công lao của nông dân mất hết mà thậm chí không có lúa để thu hoạch, bổ sung lương thực trong mùa vụ”, ông Phạm Đồng Quảng phân tích.
Bên cạnh giống giả, kém chất lượng, nông dân còn phải đối mặt với thực trạng phân bón giả đang diễn ra phổ biến hiện nay. Ông Phạm Đồng Quảng nhìn nhận, hiện cả nước có khoảng 600 cơ sở sản xuất phân bón, trong đó tỷ lệ cơ sở có nguồn vốn lớn và đầu tư công nghệ cao rất ít, đa số là sản xuất nhỏ lẻ hay còn gọi là công nghệ “cuốc xẻng”. Hơn nữa, số lượng phân bón trong danh mục lớn, trên 6.000 loại, trong khi chưa ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật về chất lượng phân bón, tiêu chuẩn dinh dưỡng nên việc quản lý gặp nhiều khó khăn, tạo kẽ hở để các doanh nghiệp lách luật.
Mặc dù Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 của Bộ NN&PTNT quy định, việc kiểm tra đánh giá, phân loại cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và nông, lâm, thủy sản được coi là “cây gậy” để các đơn vị chức năng và địa phương mạnh tay quản lý, nhưng đến nay việc thực hiện Thông tư 14 mới chỉ dừng lại ở một số ít địa phương. Cả nước mới có 8/63 tỉnh, thành báo cáo kết quả triển khai Thông tư 14, trong đó chỉ có 2 tỉnh tổ chức kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp. Tuy nhiên, hai tỉnh này cũng mới triển khai trên… giấy tờ, thực tế chưa đi vào kiểm tra, đánh giá các cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Còn hiện tượng nể nang
Trong tháng 5-2013, Thanh tra Bộ NN&PTNT đã xử phạt hành chính các hành vi vi phạm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp đạt trên 600 triệu đồng. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Thị Xuân Thu băn khoăn: “Do chế tài xử phạt vẫn còn nhẹ nên chỉ có biện pháp nêu tên các doanh nghiệp vi phạm trên phương tiện thông tin đại chúng mới có tính răn đe nhưng việc thực hiện còn rất hạn chế. Có nơi, kết quả thanh tra chỉ dán ở Sở NN&PTNT, nếu người dân không biết cơ sở nào vi phạm thì thanh tra cũng không có tác dụng. Tôi có cảm giác các đơn vị, địa phương còn nể nang doanh nghiệp”.
Việc kiểm soát chặt chẽ vật tư nông nghiệp đầu vào như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi… là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo chất lượng nông sản. Song, đến nay, dù đã có các quy định về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống… nhưng việc thực thi của các doanh nghiệp còn rất hạn chế.
Phân bón giả, kém chất lượng, thuốc bảo vệ thực vật ngoài luồng, không đạt yêu cầu, giống không đảm bảo chất lượng… tràn lan trên thị trường. Thiệt hại trước mắt vẫn thuộc về nông dân. Trong khi, việc đảm bảo chất lượng vật tư nông nghiệp dường như mới chỉ dừng lại ở sự quan tâm, vào cuộc của ngành nông nghiệp, chính quyền địa phương vẫn đứng ngoài cuộc. Nhưng, ngành nông nghiệp cũng chỉ thanh, kiểm tra theo đợt, phát hiện vi phạm rồi xử phạt. Hết đợt thanh, kiểm tra, vi phạm sẽ tái diễn.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Thị Xuân Thu đề nghị ngoài việc hoàn thiện các văn bản pháp quy về quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, rất cần sự vào cuộc của các ngành, địa phương. “Địa phương cần thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra, đánh giá các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, trong đó tập trung vào nhóm có nguy cơ cao là phân bón, giống và thức ăn chăn nuôi. Với những doanh nghiệp vi phạm không sửa chữa phải có biện pháp xử lý mạnh tay và công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân được biết”, bà Nguyễn Thị Xuân Thu nhấn mạnh.
Theo Tuyết Nhung