Trung Quốc có thể sẽ còn nhập một lượng lớn gạo Việt Nam
Theo ước tính của Bộ nông nghiệp Mỹ, Trung Quốc có thể vượt qua Nigeria trở thành nhà nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới vào năm 2014.
- 13-05-2013Gạo cũng chịu áp lực tồn kho
- 10-05-2013Xuất khẩu gạo của Ấn Độ và Thái Lan cũng lao đao không kém Việt Nam
- 09-05-2013Xuất khẩu gạo khó khăn
Theo bản Dự báo nguồn cung và nhu cầu nông nghiệp thế giới (WASDE) của Bộ nông nghiệp Mỹ, Trung Quốc có thể trở thành nhà nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới vào năm 2014 với mức kỷ lục 3 triệu tấn, cao hơn mức dự báo 2,9 triệu tấn của Nigeria – nước nhập khẩu gạo lớn nhất hiện nay.
Từ việc gần như tự cung tự cấp gạo một vài năm trước, nhập khẩu gạo của Trung Quốc đang ngày càng tăng mạnh, nguyên nhân do chi phí sản xuất nội địa cao, sản lượng kém, giá gạo thế giới thấp.
Điều này được thể hiện rõ ràng qua số liệu nhập khẩu gạo hàng năm của quốc gia này.
Theo số liệu của WASDE, năm 2011, Trung Quốc nhập khẩu khoảng 540.000 tấn gạo, năm 2012 tăng đột biến lên tới 2,34 triệu tấn và dự kiến đạt khoảng 2,9 triệu tấn trong năm 2013. Ước tính năm 2014 sản lượng gạo nước này đạt 144 triệu tấn trong khi nhu cầu tiêu thụ khoảng 147 triệu tấn.
Trung Quốc là nước sản xuất và tiêu thụ gạo lớn nhất thế giới, hoạt động xuất nhập khẩu lương thực của nước này có thể ảnh hưởng ít nhiều tới toàn bộ nền nông nghiệp của các nước trong khu vực.
Nguồn nhập khẩu gạo chủ yếu từ Việt Nam và Pakistan. Năm 2012, Trung Quốc nhập khoảng 1,54 triệu tấn gạo Việt, chiếm 66% tổng lượng gạo nhập khẩu của nước này.
Theo dữ liệu từ Hải quan Bắc Kinh (CGA), tính riêng trong ba tháng đầu năm nay, Trung Quốc đã nhập 692. 200 tấn gạo, trong đó có 630.000 tấn gạo Việt, chiếm 1/3 lượng gạo xuất khẩu của nước ta trong quý 1.
Trung Quốc đang được VFA xem là thị trường xuất khẩu tiềm năng nhất trong năm 2013 và những năm tới. Nhưng theo chuyên gia Nguyễn Đình Bích (Viện Nghiên cứu Thương mại, Bộ Công Thương), với kiểu bán giá quá thấp, thấp hơn giá gạo trong nước thì có thể doanh nghiệp trong nước đang đi nhầm nước cờ. Bán giá thấp, nhà nhập khẩu Trung Quốc có thể “tung chiêu” kéo dài thời gian nhận hàng, hủy hợp đồng rồi ép giá xuống nữa. Nếu cứ tiếp tục thì lợi nhuận doanh nghiệp thu về chẳng là bao, giá trị xuất khẩu giảm, giá gạo nội địa rớt, nông dân lỗ. Vì thế, doanh nghiệp cần tính toán giá cả hợp lý, vì riêng xuất khẩu sang Trung Quốc, không gạo nước nào có thể cạnh tranh nổi với Việt Nam Nông nghiệp Việt Nam. |
Khánh Nguyễn