Trung Quốc gia tăng thu mua nông sản Việt
Có tới 5 mặt hàng nông sản Việt Nam gia nhập câu lạc bộ “tỷ đô” trong 11 tháng đầu năm 2014. Trung Quốc vẫn tiếp tục là thị trường ưa chuộng nhiều mặt hàng nông sản Việt.
- 09-12-2014Thúc đẩy công nghiệp chế biến nông sản
- 24-11-2014Nông sản Việt Nam có nhiều tiềm năng thâm nhập thị trường Singapore
- 20-11-2014Điều tiết việc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc do ùn tắc
Với mặt hàng gạo, khối lượng xuất khẩu 11 tháng đầu năm 2014 ước đạt 6,03 triệu tấn và 2,79 tỷ USD, giảm 2,7% về khối lượng, nhưng lại tăng 1,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013. Giá gạo xuất khẩu bình quân 10 tháng đầu năm 2014 đạt 460,09 USD/tấn, tăng 4,61% so với cùng kỳ năm 2013.
Thị trường xuất khẩu gạo Việt lớn nhất trong 10 tháng đầu năm 2014 là Trung Quốc với 31,1% thị phần. Đáng chú ý nhất là thị trường Philippin có sự tăng trưởng đột biến trong 10 tháng đầu năm với mức tăng gấp 3,47 lần về khối lượng và gấp 3,51 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.
Với mức tăng trưởng này, Philippin vươn lên vị trí đứng thứ 2 về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam, chiếm 21,92%. Tiếp đến là Malaysia, Gana và Indonesia, chiếm thị phần lần lượt là 7,55%, 5,85% và 3,49%.
Đối với mặt hàng cà phê, tổng khối lượng xuất khẩu cà phê 11 tháng đầu năm ước đạt 1,56 triệu tấn và 3,26 tỷ USD, tăng 33,4% về khối lượng và tăng 32,2% về giá trị so cùng kỳ năm 2013.
Giá cà phê xuất khẩu bình quân 10 tháng đầu năm đạt 2.086 USD/tấn, giảm 2,46% so với năm 2013.
Đức và Hoa Kỳ tiếp tục là hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2014 với thị phần lần lượt là 13,45% và 10,04%. Thịtrường Bỉ có tốc độ tăng mạnh nhất, gấp 2,6 lần về khối lượng và gấp 2,4 lần về giá trịso với 10 tháng đầu năm 2013.
Khối lượng xuất khẩu chè 11 tháng đầu năm ước đạt 121 nghìn tấn với giá trị đạt 206 triệu USD, giảm 5,2% về khối lượng nhưng lại tăng 0,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.
Giá chè xuất khẩu bình quân 10 tháng đầu năm 2014 đạt 1.698 USD/tấn, tăng 5,33% so với cùng kỳ năm 2013. Khối lượng chè xuất khẩu sang Pakistan - thị trường lớn nhất của Việt Nam tăng 60,4% về khối lượng và tăng 85,71% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.
Trái ngược, thị trường Indonesia có tốc độ giảm mạnh nhất, giảm 55,77% về khối lượng và giảm 57,38% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.
Đối với mặt hàng hạt điều, khối lượng xuất khẩu 11 tháng đầu năm 2014 đạt 281 nghìn tấn với 1,84 tỷ USD, tăng 18,2% về khối lượng và tăng 22,6% về giá trị so với cùng kỳnăm 2013.
Giá hạt điều xuất khẩu bình quân 10 tháng đầu năm 2014 đạt 6.536 USD/tấn, tăng 3,23% so với cùng kỳ năm 2013.
Hoa Kỳ, Trung Quốc và Hà Lan vẫn duy trì là 3 thị trường nhập khẩu điều lớn nhất của Việt Nam chiếm lần lượt 32,79%, 15,02% và 11,17% tổng giá trị xuất khẩu.
Mặt hàn tiêu, khối lượng xuất khẩu 11 tháng đầu năm lên 151 nghìn tấn với giá trị1,162 tỷ USD, tăng 18,1% về khối lượng và tăng 35,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013. Giá tiêu xuất khẩu bình quân 10 tháng đầu năm 2014 đạt 7.625 USD/tấn, tăng 14,26% so với cùng kỳ năm 2013.
Xuất khẩu tiêu sang thị trường Hoa Kỳ, Singapore, Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất, Ấn Độ và Hà Lan - 5 thị trường lớn nhất nhất của Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2014 - chiếm 50% tổng xuất khẩu của mặt hàng này.
Thị trường Hoa Kỳ tăng 20,34% về khối lượng và tăng 34,45% về giá trị; Singapore tăng 47,64% về khối lượng và 85,87% về giá trị, Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất tăng 41,53% về khối lượng và tăng 68,54% về giá trị. Thị trường Ấn Độ tăng 89,12% vềkhối lượng và 2,19 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.
Với mặt hàng sắn và các sản phẩm từ sắn, khối lượng xuất khẩu 11 tháng đầu năm đạt 2,96 triệu tấn với giá trị đạt gần 1 tỷ USD, tăng 3,2% về khối lượng nhưng lại giảm 0,2% về giá trị so cùng kỳ năm 2013.
Trong 10 tháng đầu năm 2014, giá trị xuất khẩu sắn và các sản phẩm sắn sang hầu hết các thị trường lớn đều tăng, ngoại trừ thị trường Hàn Quốc và Đài Loan.
Trung Quốc tiếp tục là thị trường nhập khẩu sắn và các sản phẩm sắn lớn nhất của Việt Nam với 84,27% thị phần.
>>> Xuất khẩu nông sản tăng trưởng ngoạn mục
Theo Vũ Minh