Nữ doanh nhân lập nghiệp 10 năm chia sẻ: Bạn đi được bao xa, phụ thuộc vào 3 thứ, ngay cả không ai tin bạn thì kiên trì là lối thoát duy nhất!
"Tất cả những truyền kì trên thế gian, đều do những người bình thường biến đổi từ lý tưởng thành hành động." Phản đối, nhạo báng, khinh thường, cười chê, nghi ngờ... Tất cả những thái độ ác ý từ người khác, không nên là nguyên nhân khiến bạn từ bỏ, mà nên là động lực để bạn cố gắng đến cùng!
- 28-08-2020Tỷ phú Jack Ma: “Muốn đổi đời, người nghèo đừng tiếc đầu tư vào 3 khoản này”
- 28-08-20206 gương mặt thủ khoa “con nhà người ta” khiến ai ai cũng ngưỡng mộ: Tuổi trẻ tài cao là đây!
- 28-08-2020Phó Giám đốc BV Việt Đức: 3-5% dân số bị phình mạch não nhưng không phải ai cũng cần điều trị, duy trì lối sống lành mạnh rất quan trọng để tự "cứu mình"
Tôi có một người bạn, là người gốc miền Nam, cô ấy quyết tâm khởi nghiệp ngay khi mới ra trường. Nhà cô ấy chỉ có hai mẹ con, khi đó hàng xóm thường hay cười nhạo mẹ cô ấy:
"Con gái không lo lấy chồng chăm con, một thân một mình đi gây dựng sự nghiệp biết bao giờ mới xong..."
Dù nghe nhiều lời điều tiếng, bàn tán, nhưng mẹ cô ấy vẫn ủng hộ con gái mình. Cô ấy không giải thích với ai, tự mình từ bỏ công việc ổn định, mở cửa hàng online.
Mười năm sau, công ty của cô ấy không chỉ ăn nên làm ra, còn trở thành thương hiệu cao cấp và có sức cạnh tranh lớn với nhiều công ty khác.
Cô ấy nói với tôi, muốn đi được càng xa, cần hiểu rõ 3 thứ:
1. Khi không ai tin bạn, kiên trì là lối thoát tốt nhất
Tại sao người ta thường khuyên can phụ nữ không nên tự khởi nghiệp và cho rằng đó là chuyện chỉ đàn ông mới làm được?
Bởi vì họ mang tư tưởng cổ hủ, nhưng qua đó cũng đồng thời nói lên một tình trạng sâu xa trong xã hội. Đó chính là theo quan điểm xã hội, nam giới có nhiều thuận lợi hơn khi bước ra thương trường kinh doanh, trong khi phụ nữ vừa phải chăm lo gia đình, con cái, vừa phải lo tập trung cho sự nghiệp của riêng mình.
Thực ra, khi đã bước chân vào xã hội, nếu chưa có chỗ đứng vững chắc, bạn rất khó tránh được những sự khinh thường vô lý từ những người khác. Có thể công việc bạn làm đàng hoàng, nhưng nó mang một đặc thù nào đó, và người khác không hiểu rõ, lại đồn đại rằng bạn làm nghề không chính đáng.
Phản đối, nhạo báng, khinh thường, cười chê, nghi ngờ... Tất cả những thái độ ác ý từ họ, không nên là nguyên nhân khiến bạn sợ hãi, chùn bước hay từ bỏ về quyết định của mình.
Chẳng sao cả!
Chúng ta không có nghĩa vụ phải giải thích cho tất cả mọi người về quyết định của chúng ta. Bởi vì khi có thành tích, kết quả tốt, thái độ của bọn họ sẽ tự động thay đổi 180 độ.
Hãy làm những gì bạn muốn làm, nếu đã quyết định, vậy đừng nhân nhượng, không thể thỏa hiệp, cũng không thể rút lui.
2. Nhân phẩm hàng đầu, năng lực thứ hai
Từng có người hỏi tôi:
"Một người có năng lực rất cao, nhưng nhân phẩm lại không tốt lắm, vậy bạn sẽ tiếp tục trọng dụng hay hợp tác với người đó chứ?"
Chắc chắn là không!
Những người có năng lực cao, chưa chắc đã một lòng với công ty; nhưng những người có nhân phẩm cao, chắc chắn sẽ không bao giờ hai lòng với công ty.
Tính cách chính là thứ quyết định hành vi. Dù người đó có năng lực hay ưu thế cao đến đâu đi nữa, nhưng một ngày nào đó lỡ như anh ta vì tham lam mà làm ra những hành động gây nguy hiểm cho công ty, vậy sức công phá và thiệt hại mang lại sẽ vô cùng lớn.
Vì vậy, tôi thà hợp tác với người có nhân phẩm tốt, còn hơn trọng dụng một "quả bom hẹn giờ" như vậy.
Năm 2016, có hai đại lý đến tìm cô bạn tôi ngỏ ý muốn hợp tác.
Nhưng cô ấy đã nhanh chóng từ chối. Bởi vì bọn họ bày tỏ ý định muốn cô ấy đồng ý cho họ dùng nguyên liệu ít tiền hơn một chút để kiếm về tiền lời cao hơn.
Trường hợp này chính là hiện thực xã hội, phản ánh bộ mặt ích kỷ và tham lam của rất nhiều người. Chỉ vì muốn đem đến lợi nhuận cao, mà không ngần ngại bán những sản phẩm "nhái", không đúng chất lượng như đã giới thiệu cho người tiêu dùng.
Nhưng bạn biết không, một thương hiệu chỉ có thể trở nên lớn mạnh và lâu dài khi doanh nghiệp đó làm ăn uy tín, không lừa gạt khách hàng.
Khi bạn mướn một nhân viên thành thực, nhưng không có kinh nghiệm, bạn có thể dành ra 3 tháng để đào tạo cô ấy các kĩ năng cần thiết cho công việc. Phần còn lại, phụ thuộc vào độ siêng năng và tinh thần ham học hỏi của cô ấy.
Nhưng nếu bạn mướn một người thông minh, nhân phẩm kém về công ty. Chỉ cần một chút không hài lòng, anh ta có thể "trả thù" bạn thảm hại.
3. Bạn có kiểu suy nghĩ nào, bạn sẽ sống thế ấy
Mỗi lần phỏng vấn, nhà tuyển dụng thường sẽ hỏi bạn một vài câu hỏi ngoài lề nhằm tìm hiểu về cách suy nghĩ và nhìn nhận của bạn đối với cuộc sống.
Một số người cảm thấy họ đến đây chỉ để làm công việc của mình, và người như vậy thường sống không quá trách nhiệm.
Bởi vì những người có tinh thần trách nhiệm cao sẽ cảm thấy anh ta không phải đang làm việc, mà là đang rèn luyện nền tảng cho chính mình.
Ví dụ, trong công ty của tôi trước đây có một anh chàng làm bên mảng thiết kế. Khi bạn yêu cầu anh ta làm thiết kế ảnh bìa, anh ta làm rất nhanh, nhưng không bao giờ có thể khiến bạn hài lòng chỉ trong một lần đầu tiên.
Ngay cả khi bạn đã gợi ý hoặc yêu cầu anh ta làm như thế nào, anh ta vẫn đưa ra một bản thiết kế sơ sài và không cảm xúc.
Lý do cơ bản là vì anh ta thiếu một loại tinh thần trách nhiệm. Anh ta cho rằng bản thân làm công cho công ty, không phải ông chủ, không cần phải suy nghĩ hoàn mỹ về mọi thứ như vậy, chỉ cần làm ra sản phẩm là được, còn sản phẩm có tốt hay không thì không quan trọng!
Ngược lại, một thực tập sinh thiết kế khác tuy thiếu kinh nghiệm rất nhiều, nhưng bù lại có tinh thần trách nhiệm và cầu tiến vô cùng cao.
Lúc nào được giao nhiệm vụ, cậu ấy cũng suy nghĩ vô cùng cẩn thận, không chỉ làm vài bản mẫu, còn nhờ mọi người góp ý và bổ sung thiếu sót. Nếu không thiết kế ra tác phẩm hoàn mỹ nhất, cậu ấy sẵn sàng tăng ca làm cho xong.
Và chỉ trong 4 năm, trình độ của cậu ấy đã tiến bộ vượt bậc, còn thế chỗ luôn cả anh bạn đồng nghiệp "lười" kia.
Do đó, hãy luôn nhớ một điều, khi bạn theo đuổi một điều gì đó và kiên trì với nó, bạn nhất định có thể đạt đến độ cao mà bạn muốn.
Báo dân sinh