MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nữ NSND đầu tiên có bằng tiến sĩ: "8 tuổi, tôi đã phải chịu đau đớn, vô cùng choáng váng"

18-08-2024 - 22:03 PM | Lifestyle

Nữ NSND đầu tiên có bằng tiến sĩ: "8 tuổi, tôi đã phải chịu đau đớn, vô cùng choáng váng"

"Tôi còn nhỏ nhưng chỉ muốn tìm cách đi ra khỏi nhà" – NSND Bạch Tuyết nói.

Vừa qua, tại chương trình Trò chuyện cùng tương lai, nghệ sĩ Bạch Tuyết, NSND đầu tiên có bằng tiến sĩ, đã chia sẻ về cú sốc lớn trong cuộc đời mình.

Bà nói: "8 tuổi, tôi đã phải chịu một nỗi đau. Lúc đó, mẹ tôi qua đời đột ngột vì tai nạn. Mới 7 giờ tối tôi còn nói chuyện với mẹ, 10 giờ tối mẹ tôi đã nằm im và ngủ mãi mãi. Một đứa con nít mới 8 tuổi như tôi ngày ấy phải chịu đau đớn như vậy, vô cùng choáng váng.

Nữ NSND đầu tiên có bằng tiến sĩ:

NSND Bạch Tuyết

Ba tôi lấy vợ hai, mà mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời mẹ ghẻ thương yêu con chồng. Tôi còn nhỏ nhưng chỉ muốn tìm cách đi ra khỏi nhà. Nhưng nghĩ mình thân gái nhỏ bé, nếu bỏ ra ngoài thì gian nan lắm, không biết sống chết ra sao, đã đi thì phải thành công.

Trước khi vào đoàn hát, tôi có hát trên truyền hình một phân đoạn và gây ấn tượng với báo chí, họ gọi tôi là con chim lạ bay vào làng nghệ thuật. Một soạn giả trong đoàn hát biết tôi nên tìm đến tận nhà xin ba tôi cho tôi đi hát theo đoàn. Tôi thấy thế liền bảo ba cho đi, dù không cho thì tôi vẫn đi.

Sau này, chắc trời đất, ông bà thương, mẹ tôi phù hộ nên tôi bắt đầu vô nghề vào năm 16 tuổi đã được làm đào chính. Lần ấy ở đoàn hát của tôi có một cô đào chính, gần tới giờ diễn thì cô đào chính đó bỏ diễn không diễn nữa, nên tôi được thế vai, làm đào chính khi mới 16 tuổi.

Đến giờ, tôi luôn cảm ơn trời đất, Tổ nghiệp đã cho tôi một cơ hội quá tốt đẹp để vào nghề, không thể nào tốt đẹp hơn, vừa đi hát đã được làm đào chính".

Tiếp đó, NSND Bạch Tuyết chia sẻ về triết lý sống: "Cuộc đời luôn có những tình cờ mà dù khôn đến mấy cũng không thể tính được. Thậm chí, đến một bữa ăn còn chẳng tính được huống chi những việc lớn của đời người.

Nữ NSND đầu tiên có bằng tiến sĩ:

Tôi luôn biết ơn cuộc đời dù mọi thứ nhiều khi khó khăn. Con người ta thường oán trách hơn biết ơn vì con mắt chỉ thấy chuyện ngoài đời nhiều chứ không thấy mình. Ví dụ, sáng ra mở cửa nhà tôi đụng mặt bà hàng xóm mà tỏ vẻ quạu vì một việc gì đó, bà ấy sẽ về bảo người nhà là: Sáng ra đã thấy con Bạch Tuyết, nhìn mặt nó là thấy nghèo.

Nhưng nếu tôi hồn nhiên, tươi tỉnh chào bà hàng xóm đó thì bà ấy sẽ vui vẻ hơn. Cuộc sống là vậy, gương mặt mình thế nào thì gương mặt đời phản ánh lại mình cũng như vậy".

Theo Tùng Ninh

Đời sống Pháp luật

Trở lên trên