Nữ trung tá, thạc sĩ bỏ 13 tỷ làm nhạc: "Tôi không có đại gia hay làm việc khuất tất như đồn đại"
"Có những thứ giá trị hơn bất động sản, tiền bạc và với tôi, đó là trí tuệ, tâm hồn, là sự phấn đấu, nỗ lực trong học tập để có được vị trí trong xã hội này" – Nhật Huyền chia sẻ.
- 20-07-2024Nam NSND có gương mặt khắc khổ: Hơn 40 năm gắn bó bên vợ là mỹ nhân nức tiếng, U70 sống giản dị, bình yên
- 20-07-2024Loạt khoảnh khắc vô tình nhưng lại trở thành huyền thoại của dàn mỹ nhân Hoa ngữ
- 20-07-2024Thế nào là "con nhà người ta"? Không đi học thêm vẫn là thủ khoa toàn quốc, còn là cô chủ shop kinh doanh riêng
Mới đây, ca sĩ Nhật Huyền đã chia sẻ trên trang cá nhân một số hình ảnh của cô trong bộ đồng phục quân nhân, kèm dòng trạng thái: "Có những thứ mà tiền tỷ, tiền tấn cũng không bao giờ có được. Chỉ có được bằng sự nỗ lực, rèn luyện, hy sinh, phấn đấu, nhân cách và trí tuệ....
Năm nào lên trường bắn cũng ướt như chuột lột, nhưng chưa bao giờ làm chị em chúng tớ vơi bớt đi sự phấn chấn!".
Liên hệ với Nhật Huyền, chúng tôi được biết, nữ ca sĩ đang là giảng viên giảng dạy tích cực tại khoa Thanh nhạc, trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội. Cô cũng là một trung tá quân đội, thạc sĩ thanh nhạc.
Về cơ duyên đến với âm nhạc, Nhật Huyền chia sẻ: "Tôi không sinh ra trong gia đình có truyền thống nghệ thuật. Nhà tôi từ cha mẹ tới các anh chị em đều không ai theo nghề.
Nhưng không hiểu sao từ nhỏ tôi đã mê hát, mê âm nhạc, đặc biệt là những ca khúc Cách mạng, những bài ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước. Những giai điệu ấy thấm vào máu tôi từ bé và cứ thế lớn lên cùng tôi. Ngay từ thời còn đi học phổ thông, tôi đã thích hát hò và được làm quản ca, được các thầy cô cho tham gia nhiều hoạt động văn nghệ trường lớp. Nhờ đó, tôi dạn dĩ với sân khấu hơn cũng như yêu ca hát hơn, cảm thây mình sinh ra để sống cho nghề này.
Gia đình tôi tuy khó khăn nhưng may mắn là cha mẹ không cấm cản con cái theo nghề mà ngược lại, rất ủng hộ tôi theo đuổi đam mê. Cha mẹ tôi quan niệm, chỉ cần được sống hạnh phúc, vui vẻ là ổn, cuộc đời đi tới đâu hay tới đó, nếu đã thích cái gì thì phải theo đuổi nó đến cùng.
Chính vì thế, tôi ôn luyện và quyết tâm thi vào trường Văn hóa Nghệ thuật Quân đội. Sau khi vào trường, tôi được các thầy cô giảng dạy, hướng dẫn tận tình về chuyên môn.
Và cũng từ đây, tôi được tiếp cận với nền thanh nhạc cổ điển trong cũng như ngoài nước. Tôi như được bước vào một tòa lâu đài âm nhạc sang trọng, đầy tri thức, học thuật. Chẳng hiểu từ khi nào, tôi mê những giai điệu cổ điển đó, mê các vở opera, mê tiếng hát của các danh ca lớn, các tiền bối đi trước.
Tôi bắt đầu học hát theo họ, một ngày luyện thanh khoảng 10 tiếng để có thể thực hiện được những kỹ thuật khó của thanh nhạc cổ điển.
Có một điều tôi muốn nói, dù theo đuổi nhạc cổ điển từ đầu và coi đó là thế mạnh của mình, nhưng tôi vẫn hát đa dạng những thể loại nhạc khác nhau như Pop, Bolero, Rock, EDM… Chỉ có điều, dù hát nhạc nào thì tôi vẫn phải dựa trên nền tảng kỹ thuật cổ điển tôi có được".
Được biết, Nhật Huyền có kinh tế khá vững vàng từ các công việc kinh doanh và dùng nó để nuôi nghề hát, nuôi đam mê. Cô từng bỏ đến 13 tỷ để làm làm sản phẩm âm nhạc và hiện đang sở hữu nhiều bất động sản giá trị.
Về việc này, Nhật Huyền cho biết: "Đúng là tôi có kinh doanh để kiếm thêm thu nhập. Tôi lao động và làm việc đàng hoàng ngay thẳng, có những ngày làm việc 10 đến 12 tiếng chứ không có đại gia nào đứng sau hay làm những việc khuất tất như một số người độc miệng đồn đại. Nhưng tôi nghĩ, không thiết phải kể quá nhiều về sự vất vả làm gì, ngoài kia còn nhiều người vất vả hơn mình. Mình cứ sống chăm chỉ, tử tế là được.
Tôi cần giữ cho mình một cuộc sống ổn định ít nhất về mặt kinh tế để còn làm nghệ thuật, nghiên cứu và giảng dạy. Tôi quan niệm, mình không sống bằng nghề hát vì nếu thế thì sẽ rất chật vật, đánh mất sự trong sáng khi làm nghề. Nghệ thuật cao quý lắm, phải đến với nó chân thành, không vụ lợi thì mới làm đẹp cho nó.
Có lẽ Tổ nghiệp thương tôi nên cho tôi con đường làm ăn, kinh doanh thuận lợi, nhờ đó mà có kinh tế ổn định. Tôi cũng không giàu lắm đâu nhưng đủ ăn đủ mặc và đủ dư giả để làm nghệ thuật.
Nhưng tôi không bao giờ có ý muốn khoe của hay tỏ ra sang chảnh gì vì với tôi, vật chất chỉ là thứ để đảm bảo cuộc sống, không phải cái nâng vị thế của mình lên. Nói cách khác, bạn có giàu tới mấy, nhiều nhà cửa, đất đai tới mấy cũng không giúp bạn được người khác tôn trọng nếu bạn sống bất nhân bất nghĩa, nhân cách tồi tàn, tri thức không có.
Điều quan trọng hơn với tôi tâm hồn, trí tuệ. Những cái này không tự nhiên mà có, phải rèn dũa, nỗ lực, khổ luyện. Tôi tự hào khi mình là giảng viên, trung tá vì đó mới là nỗ lực, trí tuệ của tôi, là cái mà những kẻ đanh dèm pha, ganh ghét tôi dù có giàu tới mấy cũng không bao giờ có được.
Có những thứ giá trị hơn bất động sản, tiền bạc và với tôi, đó là trí tuệ, tâm hồn, là sự phấn đấu, nỗ lực trong học tập để có được vị trí trong xã hội này. Tiền bạc nhiều để làm gì? Tiền bạc có mua được tri thức, trí tuệ không? Nếu bạn ghét ai đó, hãy cố gắng học tập để có tri thức hơn người ta, đừng khoe tiền bạc làm gì.
Đời sống & pháp luật