Nửa cuối năm 2021, đầu tư vào đâu để sinh lời hiệu quả và an toàn
Trong khi mặt bằng lãi suất ngân hàng tiếp tục ở mức thấp, thị trường chứng khoán hay tiền ảo chứa đựng nhiều rủi ro, thì thị trường bất động sản mà cụ thể là phân khúc nhà ở thấp tầng lại đang trở nên hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trung và dài hạn.
Đi đâu cũng gặp khó
Từ cuối năm 2019 đến nay, mặt bằng lãi suất ngân hàng đã giảm từ 1,5% - 2,5%. Cùng với các đợt Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất điều hành, lãi suất tiết kiệm xuống thấp kỷ lục trong bối cảnh sức hấp thụ của nền kinh tế kém, ngân hàng dư thừa thanh khoản.
Theo số liệu mới đây được Ngân hàng Nhà nước công bố, tiền gửi của người dân vào ngân hàng trong 4 tháng đầu năm nay chỉ tăng thêm 120.000 tỷ đồng. Đây là mức tăng thấp nhất trong 6 năm qua và chỉ bằng một nửa so với cùng kỳ năm 2019, tức là thời điểm trước khi có dịch Covid-19. Mặt bằng lãi suất thấp khiến cho người dân không còn mặn mà với việc gửi tiền vào ngân hàng. Kéo theo đó, tiền trong dân đang chuyển dịch sang các kênh đầu tư sinh lời khác. Các xu hướng đầu tư mạnh mẽ nhất thời điểm hiện tại có thể kể đến: chứng khoán, tiền ảo, góp vốn đầu tư trả lãi suất.
Tuy nhiên, mỗi loại hình đầu tư này ngoài việc mang lại cơ hội "trúng lớn" thì đều chứa đựng không ít rủi ro. Đơn cử như kênh đầu tư chứng khoán đang trở thành trào lưu rầm rộ trong hơn 1 năm nay.
Anh P.M.Bình, trú tại Cầu Giấy, Hà Nội chia sẻ, đi đâu cũng nghe bạn bè bán tán về kênh đầu tư cổ phiếu và trúng lớn. Sốt ruột khi lãi suất tiền gửi ngân hàng xuống thấp, anh Bình quyết tâm rút toàn bộ số tiền tiết kiệm 3 tỷ đồng để mua chứng khoán.
Anh Bình không phải trường hợp duy nhất, tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2021, thị trường chứng khoán đã đón nhận hơn 620.000 tài khoản mở mới. Tuy nhiên, đà tăng của nhiều cổ phiếu đã vượt xa định giá của các chuyên gia phân tích.
"Do không hiểu rõ, lại đi sau mọi người nên gặp rất nhiều rủi ro. Đợt vừa rồi thị trường giảm mạnh, những mã mình mua cũng giảm theo. Cổ phiếu lên bằng "thang bộ", xuống bằng "thang máy" nên tính ra mình đang lỗ 300 triệu", anh Bình than thở.
Một kênh khác cũng được nhiều người lựa chọn là "tiền ảo". Tuy nhiên, kênh này thậm chí còn rủi ro hơn cả chứng khoán khi Việt Nam đến nay vẫn chưa có quy định pháp lý điều chỉnh hoạt động phát hành. Và bản thân thị trường này cũng cho thấy sự lên xuống thất thường khiến nhà đầu tư chao đảo trong những ngày qua. Giá đồng Bitcoin – biểu tượng cho thị trường này ngày càng xa mức đỉnh lịch sử.
Vẫn có kênh tiềm năng
Mặc dù cũng chịu ảnh hưởng từ dịch bệnh khiến giao dịch bị chững lại, bên cạnh đó là những cảnh báo rủi ro trước những cơn sốt đất diễn ra trong những tháng đầu năm 2021 nhưng nhìn về dài hạn thị trường bất động sản vẫn được đánh già là tiềm năng.
Theo đánh giá của bà Vũ Thị Thuý – Tổng giám đốc CTCP Đầu tư Thương mại Bất động sản Nhật Nam, tại thời điểm này, đối với nhà đầu tư nên tính tới bài toán đầu tư an toàn, đầu tư trung hạn và dài hạn. Cần chú ý đầu tư những sản phẩm có pháp lý rõ ràng, hạ tầng tốt, sản phẩm ở thị trường có tiềm năng về công nghiệp hay dịch vụ du lịch...,tránh "xuống tiền" theo phong trào.
Hiện, bên cạnh những phân khúc cơ bản như nhà ở, đất nền, nhà phố sở hữu vĩnh viễn…thì một loại hình bất động sản cũng đang được các nhà đầu tư khá quan tâm là nhà ở thấp tầng (biệt thự, liền kề).
Đánh giá về thị trường bất động sản biệt thự, liền kề ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội đánh giá bất động sản vùng ven trên toàn cầu đang cho thấy nguồn cầu mạnh mẽ. Đây là phản ứng trực tiếp đối với sự bùng phát của Covid khi có xu hướng rời xa các thành phố với mật độ dân cư cao cũng như tính thuận tiện của xu thế làm việc ở nhà mang lại.
"Chúng tôi kỳ vọng sẽ có nhiều sự quan tâm hơn tới loại hình bất động sản nhà ở thấp tầng, với điều kiện giá vẫn trong tầm với", ông Matthew Powell chia sẻ.
Cũng theo bà Vũ Thị Thuý, hiện giá sơ cấp trung bình của loại hình biệt thự đạt gần 5.000 USD/m2, tăng 10% theo quý và 3% theo năm. Diễn biến tương tự cũng diễn ra với phân khúc nhà liền kề và nhà phố thương mại. Như vậy trong vòng 5 năm qua, giá chào bán thứ cấp của biệt thự, nhà liền kề đã tăng khoảng 7% mỗi năm.
Mới đây, khu biệt thự cao cấp Nhật Nam tại Sơn Tây – Hà Nội cũng vừa ra mắt, với diện tích 250 – 600m2/căn có đầy đủ giấy tờ pháp lý, đảm bảo quyền lợi cho người sở hữu tài sản.
Ảnh phối cảnh dự án khu biệt thự tại Sơn Tây của Công ty bất động sản Nhật Nam
Đặc biệt, chỉ cách khu đô thị Hud Sơn Tây – tổ hợp các căn nhà liền kề và shophouse 5km nhưng sản phẩm bất động sản Nhật Nam lại đang có giá "hời" hơn hẳn khi chỉ dao động từ 10 – 18 tỷ/căn, trong khi tại Hud Sơn Tây mỗi căn biệt thự có giá trung bình 65 triệu/m2, tương đương khoảng 19,5 tỷ đồng/căn.
Với những thế mạnh tiềm năng, trong tương lai khu biệt thự cao cấp Nhật Nam sở hữu sẽ tăng trưởng trị giá lên đến 80tr/m2, đồng nghĩa với mỗi căn biệt thự từ 200m2 đến 400m2 sẽ có giá từ 16 tỷ đến 32 tỷ, tương đương mức tăng trưởng là 60% - 70%.
Nhìn chung, bất động sản vẫn là nơi trú ẩn tài sản vừa đảm bảo tính an toàn, cũng như sinh lời trong các thời kỳ khủng hoảng kinh tế.
"Tôi cho rằng, rất khó có thể xảy ra tình trạng mất thanh khoản và giảm giá bất động sản, thậm chí mức giá sẽ tiếp tục tăng lên trong bối cảnh chi phí nguyên vật liệu, sắt thép không có dấu hiệu dừng lại", ông Đinh Minh Tuấn – Giám đốc batdongsan.com khu vực phía Nam nhận định.