Nước lũ ở đập Tam Hiệp vượt cảnh báo 12m, ông Tập triệu tập họp khẩn
Ngày 17/7, Trung Quốc đã triệu tập cuộc họp khẩn về công tác phòng chống lũ lụt và cứu trợ thiên tai dưới sự chủ trì của ông Tập Cận Bình.
- 12-07-2020Không đùa khi nói đập Tam Hiệp trường tồn ngàn năm: Thế giới "ngả mũ" trước đập 2.200 tuổi của Tần Vương
- 09-07-2020Siêu đập Tam Hiệp sánh với Vạn lý trường thành, sức mạnh vĩ đại nhất Trái đất cũng không thể "quật ngã"
- 08-07-2020Vì sao sau khi xây xong đập Tam Hiệp, TQ phải thả vào 10.000 con cá?
Do ảnh hưởng bởi đợt mưa lớn mới, lưu lượng nước sông Dương Tử đổ về đập Tam Hiệp đã tăng lên đáng kể. Dự báo đợt lũ thứ 2 trên sông Dương Tử sẽ khiến lượng nước chảy vào hồ chứa đập Tam Hiệp đạt 55.000 m3/giây vào 20 giờ ngày 17/7.
Ngày 17/7, mực nước trong hồ chứa đập Tam Hiệp tăng đến mức 157,11 mét, vượt quá cảnh báo lũ hơn 12m. Đây cũng là mực nước cao nhất được ghi nhận tại hồ chứa của con đập kể từ đầu mùa lũ năm nay.
Đập Tam Hiệp đối mặt thách thức lớn trong đợt lũ thứ 2 (ảnh: Xinhua)
Tối 17/7 theo giờ địa phương, hồ chứa của đập Tam Hiệp đã trữ khoảng 7 tỷ mét khối nước, chỉ còn trống 15 tỷ mét khối dung tích.
Theo Ủy ban Tài nguyên nước sông Dương Tử, từ ngày 17-19/7, lưu vực con sông sẽ đón những trận mưa rất lớn, nước đổ về đập Tam Hiệp sẽ ngày càng nhiều, gây áp lực lớn cho việc kiểm soát lũ.
Cùng ngày 17/7, Trung Quốc đã triệu tập cuộc họp khẩn về công tác phòng chống lũ lụt và cứu trợ thiên tai dưới sự chủ trì của ông Tập Cận Bình.
Ông Tập chỉ ra rằng, kể từ đầu tháng 6, các cơ quan Trung Quốc đã hành động tương đối tốt nhằm ứng phó với lũ lụt và đạt được kết quả khả quan bước đầu.
Ông Tập nhấn mạnh, phòng chống và cứu trợ lũ lụt có ảnh hưởng quan trọng đến tính mạng, tài sản người dân cũng như an ninh quốc gia.
Theo Chủ tịch Trung Quốc, việc kiểm soát lũ đang bước vào giai đoạn quan trọng nhất. Mưa lớn ở khu vực sông Dương Tử là nghiêm trọng. Ông Tập yêu cầu các cơ quan có liên quan tăng cường phối hợp với người dân nhằm phòng chống lũ lụt một cách có hiệu quả nhất.
Ông Tập nói thêm rằng, chính quyền địa phương cần phải nêu cao tinh thần trách nhiệm trong phòng chống lũ lụt và cứu trợ thiên tai. Đặt an toàn về tính mạng, sức khỏe của người dân lên hàng đầu.
Robot cứu hộ được sử dụng trong mùa lũ (ảnh: China Daily) |
“Phải cải thiện khả năng dự báo mưa lũ và các thảm họa thứ cấp. Phải tăng cường bảo vệ các con đê cùng cơ sở hạ tầng quan trọng và vận hành những dự án bảo tồn nước một cách hợp lý. Cần phối hợp phòng ngừa, kiểm soát dịch bệnh và công tác cứu hộ, cứu trợ thiên tai”, ông Tập nhấn mạnh. |
Trong bối cảnh mưa lũ diễn biến phức tạp ở Trung Quốc, 2 địa phương chịu ảnh hưởng nặng, được quan tâm nhiều nhất là Giang Tây và Hồ Bắc.
Tại Giang Tây, ngày 17/7, một đoạn đê bị vỡ trên hồ Bà Dương đã được vá xong. Những trận mưa lớn liên tục khiến diện tích mặt hồ mở rộng thêm 25%. Nhiều ngôi làng, đồng ruộng bị nhấn chìm khi xảy ra sự cố vỡ đê.
Cùng ngày 17/7, Vũ Hán đưa ra báo động đỏ về tình hình mưa lũ. Tính đến 8 giờ sáng 17/7, mực nước sông Dương Tử đoạn chảy ra Vũ Hán đạt 28,32 mét. Từ ngày 18- 20/7, dự báo sẽ có những trận mưa cực lớn xảy ra ở Vũ Hán..
“Điều này cho thấy việc kiểm soát lũ ở Vũ Hán là rất khó khăn. Rủi ro gia tăng và đối phó với lũ lụt sẽ là một cuộc chiến dài”, Cheng Jianjun – quan chức thủy lợi ở Vũ Hán nhận định.
Theo báo cáo, 91% con đê ở Vũ Hán được đắp bằng đất. Nếu bị ngâm nước kéo dài, đê bằng đất sẽ trở nên mềm nhũn và dễ vỡ.
VOV