MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nước mắt, nụ cười từ các vụ trao nhầm con: Những gương mặt trẻ thơ ngỡ ngàng trong ngày hội ngộ và chia ly

13-07-2018 - 20:55 PM | Sống

Những ngày gần đây, câu chuyện về hai gia đình ở Ba Vì bị trao nhầm con từ 6 năm trước đang được dư luận quan tâm. Trước đó, nhiều trường hợp nhầm lẫn như thế này cũng đã xảy ra, để lại những giọt nước mắt, nụ cười trong ngày hội ngộ và cũng là ngày chia ly.

Nỗi đau của 2 người mẹ trong vụ trao nhầm con vào 6 năm trước

Vào năm 2012, gia đình anh  Phùng Giang Sơn (SN 1990, ở Ba Vì, Hà Nội) vui mừng đón đứa con trai đầu lòng. Đó là bé Phùng Thanh H (SN 2012). Nhưng càng lớn, bé Hải càng không có nét giống các thành viên trong gia đình. Điều này khiến vợ chồng anh rất băn khoăn.

Nước mắt, nụ cười từ các vụ trao nhầm con: Những gương mặt trẻ thơ ngỡ ngàng trong ngày hội ngộ và chia ly - Ảnh 1.

Gia đình anh Phùng Giang Sơn bên cạnh người con trai bị trao nhầm suốt 6 năm qua.

Thấy con càng lớn càng không giống bố mẹ, vợ anh Phùng Giang Sơn (Ba Vì, Hà Nội) đưa con đi xét nghiệm ADN và phát hiện đứa con anh chị nuôi suốt 6 năm qua không phải con đẻ của hai người.

Nghi ngờ bé trai ở thôn Phú Mỹ, xã Phú Sơn, Ba Vì có cùng huyết thống với mình nên gia đình anh Sơn đến đây gặp chị Vũ Thị Hương (SN 1983, mẹ cháu Đoàn Nhật M.).

Qua nói chuyện thì được biết, chị Hương cũng sinh cùng ngày với vợ anh Sơn, chỉ trước đó có vài phút. Nghi ngờ hai đứa trẻ sinh ngày 1/11/2012 bị trao nhầm, anh Sơn đã lấy mẫu tóc đi xét nghiệm, kết quả cho thấy 99,9% cháu bé mà chị Hương đang chăm sóc có cùng huyết thống với vợ chồng anh.

Nhận được phản ánh, BVĐK Ba Vì đã truy suất lại hồ sơ và xác định được có sự trao nhầm con của vợ chồng anh Sơn với vợ chồng chị Vũ Thị Hương (Phú Sơn, Ba Vì). Theo hồ sơ còn lưu trữ, hai bé chào đời cách nhau 20 phút. Trong 6 ca sinh ngày 1/11/2013, chỉ có hai ca sinh buổi sáng là hai bé trai này. Một bé nặng 3,1kg, một bé 3,8kg.

Ngay sau đó, gia đình anh Sơn cũng đã có đơn gửi đến Bộ Y tế mong nhận lại con đẻ để chăm sóc và bù đắp cho con trong suốt thời gian qua tuy nhiên đã 3 tháng nay vẫn chưa được giải quyết.

Tuy nhiên, sau 6 năm nuôi nấng, thương yêu người con bị trao nhầm, gia đình chị Vũ Thị Hương vẫn chưa sẵn sàng tâm lý để chấp nhận thực tế và trao đổi lại con với gia đình còn lại.

Nước mắt, nụ cười từ các vụ trao nhầm con: Những gương mặt trẻ thơ ngỡ ngàng trong ngày hội ngộ và chia ly - Ảnh 2.

Chị Hương bị sốc và không muốn tin sự việc trao nhầm con là sự thật. Ảnh: VTC14

Theo chị Hương, sau khi sinh cháu bé thứ 2 (2014) được 6 tháng, ngắm nhìn 2 đứa con (gồm bé M và em trai) mới càng thấy hai cháu không giống nhau. Bé M đen nhẻm, còn mọi người trong nhà ai cũng trắng trẻo. Nghi ngờ tăng dần, chồng chị đã đập hết các trường mầm non mà chị Hương đã dày công mở ra và có lời lẽ khó nghe.

Từ đó, những cuộc cãi vã, mâu thuẫn gia đình cứ liên tiếp xảy ra lên đến đỉnh điểm và không thể hòa giải được về việc cậu con cả không giống ai trong nhà, hai vợ chồng chị Hương đã ly hôn. Hiện người phụ nữ 35 tuổi này đang thuê nhà trọ ở nội thành Hà Nội, tham gia dạy học mầm non, và cần mẫn nuôi bé M.

Khi nhận tin bé M - đứa con trai chị đã dồn bao nhiêu tình yêu thương chăm sóc không phải con mình vào 3 tháng trước, chị Hương đã bất ngờ đến nỗi, sụt một lúc 10kg. Hoang mang, lo lắng và không muốn tin đó là sự thật, chị Hương vẫn cho biết, chị chưa sẵn sàng tâm lý cho sự rời xa bé Minh.

Cũng kể từ khi biết việc trao nhầm con, hai bên gia đình cũng đã ngồi lại với nhau để nói chuyện. Đồng thời cũng cho các cháu qua lại làm quen, nhưng do còn một số khúc mắc chưa được giải quyết nên vẫn chưa thể trao - nhận con giữa 2 gia đình. Tuy nhiên cũng phải cần có thời gian cho hai cháu qua lại với nhau, chứ gia đình không ngăn cản gì.

Hai bé gái bị trao nhầm ở Bình Phước và hành trình đi tìm sự thật của người cha

Năm 2014, chị Nguyễn Thị Thu Trang (27 tuổi) sinh cùng phòng với chị Thị Liên (25 tuổi) tại Bệnh viện đa khoa thị xã Bình Long. Chị Trang sinh trước 15 phút. Thấy con gái lớn lên trở thành đề tài bàn tán của nhiều người khi cháu không hề giống ai, kể cả hai bên nội ngoại. Lời xầm xì của mọi người xung quanh khiến anh Khiên nghi ngờ đứa con hàng ngày mình nuôi nấng không cùng máu mủ.

Bên cạnh đó, anh Khiên cũng âm thầm đi tìm sự thật, tuy nhiên không có được bằng chứng hay dấu hiệu nào cho thấy vợ có tình cảm ngoài luồng với người đàn ông khác. Đồng thời gia đình cũng đặt ra tình huống rất có thể con gái của họ đã bị trao nhầm, và kể từ đó hành trình tìm con đầy trắc trở cũng bắt đầu. Anh Khiêm đã xin nghỉ việc cơ khí, về nhà theo cha vợ đi bán bánh khắp các buôn làng trong suốt 2 năm ròng để tìm kiếm bé gái sinh cùng ngày với con gái mình trông đêm đó.

Nước mắt, nụ cười từ các vụ trao nhầm con: Những gương mặt trẻ thơ ngỡ ngàng trong ngày hội ngộ và chia ly - Ảnh 3.

Sau 3 năm bị trao nhầm trong nhà hộ sinh, hai bé gái đã được đoàn tụ lại với gia đình của mình

Song song đó, bố chị Trang cũng vừa đi bán bánh mì vừa cố gắng để ý từ nhà có trẻ nhỏ để mong mỏi có thể tìm thấy cháu gái thất lạc của mình.

Đầu tháng 5 năm 2016, trong lần đi bán bánh mì ở làng bên, bố chị Trang bất ngờ thấy chị Liên bế bé gái rất giống cháu ngoại đầu nên nghi ngờ. Chị Trang đưa bé đi xét nghiệm ADN thì phát hiện con gái không cùng huyết thống.

Nhận được khiếu nại, Bệnh viện Bình Long đã đưa hai bé đi xét nghiệm ADN và cho kết quả huyết thống chéo. Ngày 25/7/2016, hai bé gái được trả về cho ba mẹ ruột sau ba năm bị trao nhầm.

Nước mắt, nụ cười từ các vụ trao nhầm con: Những gương mặt trẻ thơ ngỡ ngàng trong ngày hội ngộ và chia ly - Ảnh 4.

Hai bé gái òa khóc thời điểm hai gia đình trao trả con

Ấy vậy nhưng, hành trình tìm con đã đủ trắc trở, nhưng hành trình đoàn tụ cũng không kém phần tréo ngoe, đẫm nước mắt. Cả 2 gia đình nghèo phải gồng mình vượt qua những khó khăn, khác biệt, mà khả năng giải quyết đôi khi vượt ngoài tầm tay.

Sau thời gian hai bé được trở lại với gia đình, xem lẫn niềm vui tìm thấy chính đứa con đẻ của mình thì cuộc sống của hai gia đình cũng đảo lộn rất nhiều. Đặc biệt là hai đứa trẻ, vẫn chưa thể thích nghi được với cuộc sống mới và liên tục đòi về nhà cũ. Sau vài ngày thấy không ổn vì bé nào cũng khóc, không chịu ở với ba mẹ ruột khiến cho cuộc sống, công việc của hai gia đình bị xáo trộn.

Nước mắt, nụ cười từ các vụ trao nhầm con: Những gương mặt trẻ thơ ngỡ ngàng trong ngày hội ngộ và chia ly - Ảnh 5.

Anh Khiên bên con ruột Lan Anh (trái) và đứa con mình nuôi dưỡng từ nhỏ Ngọc Yến.

Thương các con và mong muốn hai bé không bị chấn động tâm lý, sau khi bàn bạc, họ quyết định cho các con ở cùng với nhau, luân phiên từng nhà một tuần. Để không phải làm lại giấy khai sinh, hai bé cũng được đổi tên. Lan Anh sinh trước 15 phút nên được gọi bằng chị, Ngọc Yến là em. Chúng bắt đầu vui vẻ hơn và dần nhận được ba mẹ ruột, ba mẹ nuôi.

Từ khi trở về với cha mẹ ruột vì bị bệnh viện trao nhầm, hai bé gái ở Bình Phước sống chung, được hai gia đình yêu thương như nhau.

Trao nhầm con gái ở nhà hộ sinh 42 năm trước

Đình đám hơn cả trong các vụ nhầm con là câu chuyện của bà Hạnh ở Hà Nội. Vào ngày 10/10/1974, bà Nguyễn Mai Hạnh, ở Quán Thánh, Ba Đình sinh con gái thứ ba tại nhà hộ sinh Ba Đình, ngõ Phan Huy Ích, nay là nhà hộ sinh số 12 Lê Trực.

Hơn một tiếng sau sinh, con gái được nằm trong vòng tay mẹ. Bà Hạnh vẫn nhớ rõ khi nhận về thì thấy ở chân con là số 32, không trùng với số 33 ở tay bà. Gia đình bà đã đi tìm nhưng không thấy em bé nào có số 33. Khi hỏi bác sĩ thì được giải thích: "Đi tắm nên bị mờ. Đây đúng là con chị".

Nước mắt, nụ cười từ các vụ trao nhầm con: Những gương mặt trẻ thơ ngỡ ngàng trong ngày hội ngộ và chia ly - Ảnh 6.

Bà Hạnh ở Hà Nội và cô con gái bị trao nhầm cách đây 42 năm.

Hiện bà Hạnh vẫn đang muốn tìm con gái ruột của mình nhưng hồ sơ của bệnh viện đã không còn nữa. Kết quả điều tra mới đây mở ra manh mối nhưng thống kê cho thấy ngày bà Hạnh sinh còn có đến khoảng 600 phụ nữ khác ở tại địa phương cùng vượt cạn.

Đưa con gái về nuôi và hết mực yêu thương nhưng linh tính mách bảo đó không phải là con mình nên đến năm con được 20 tuổi, bà Hạnh làm xét nghiệm AND thì cả hai lần đều cho kết quả "con gái và mình không cùng huyết thống". 

Tuy nhiên, mới đây cả gia đình bà Hạnh đã vỡ òa hạnh phúc khi tìm thấy người con gái thất lạc suốt 43 năm qua. Cổ tích xảy ra giữa đời thực khiến nhiều người vừa vui mừng vừa nhỏ lệ cho số phận trớ trêu.

Nước mắt, nụ cười từ các vụ trao nhầm con: Những gương mặt trẻ thơ ngỡ ngàng trong ngày hội ngộ và chia ly - Ảnh 7.

Gia đình chị Trang và bà Hạnh hạnh phúc bên nhau.

Bà Nguyễn Mai Hạnh dù đang rất hạnh phúc vì sau bao năm đã tìm thấy người con gái mình chưa từng được bồng bế nhưng vẫn nói thế này "Đúng là tưởng xa tận chân trời nhưng lại gần ngay trước mặt. Bây giờ, cả 2 gia đình đã có dịp gặp nhau, coi như tôi đã có 2 con, con nuôi cũng như con ruột, đều đã có gia đình hạnh phúc". 

Còn chị Tạ Thu Trang, đã có lúc thốt lên rằng chẳng đi đâu hết, đó mãi mãi là gia đình mình. Còn chị X. đã phải trải qua quãng thời gian rất khó khăn khi phải tranh đấu với chính mình. Có thể, chị đã tự tìm hiểu và biết sự thật về cha mẹ ruột nhưng không muốn cuộc sống bị đảo lộn.

Theo KA

Thời Đại

Trở lên trên