Nước nhỏ bé kẹp giữa 2 "ông lớn" Nga, Trung Quốc vừa trao cho Mỹ chìa khóa đến nguồn khoáng sản quan trọng
Theo tờ Politico, Thủ tướng Mông Cổ Luvsannamsrain Oyun-Erdene đang muốn xích lại gần Washington qua thông điệp vừa được gửi tới chính quyền Tổng thống Joe Biden và các tập đoàn Mỹ.
- 10-08-2023Ông Putin nói về điều quan trọng với 400.000 hộ gia đình: Cả nền kinh tế Nga hưởng lợi
- 09-08-2023Chạy đua với Ấn Độ, Nga sẽ mang gì để trở lại Mặt Trăng sau 47 năm?
- 09-08-2023Khí đốt Nga và vụ lừa đảo lớn nhất trên thị trường năng lượng Đức
“Mỹ không chỉ là láng giềng thương mại của chúng tôi, mà còn là ‘Ngôi sao phương Bắc’ cho nền kinh tế thị trường và các giá trị dân chủ của Mông Cổ”, Thủ tướng Luvsannamsrain Oyun-Erdene cho biết trong một cuộc phỏng vấn tại Đại sứ quán Mông Cổ ở Washington sau cuộc gặp hôm 2/8 với Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris.
Khi được hỏi về mối quan hệ nhạy cảm với các nước láng giềng của Mông Cổ - Nga ở phía bắc và Trung Quốc ở phía nam – ông Oyun-Erdene nói ông tin rằng "hai nước láng giềng của chúng tôi sẽ tiếp tục tôn trọng lựa chọn của chúng tôi và quan hệ đối tác mà chúng tôi đang phát triển".
Muốn cho Mỹ 'quyền truy cập' vào kho dự trữ khoáng sản
Thủ tướng Oyun-Erdene bay trở lại thủ đô Ulaanbaatar của Mông Cổ vào ngày 5/8 sau khi đã ký kết các thỏa thuận nhằm tạo điều kiện cho Mỹ tiếp cận Mông Cổ trong nỗ lực thúc đẩy đầu tư của Mỹ vào nước này.
Chúng bao gồm một thỏa thuận bầu trời mở - sẽ mở đường cho các chuyến bay trực tiếp giữa hai nước bắt đầu vào năm tới - và một lộ trình hợp tác kinh tế mà ông Oyun-Erden coi là chìa khóa để thu hút các công ty Mỹ đầu tư vào lĩnh vực khai thác mỏ của Mông Cổ .
Tờ Politico đưa tin, trong cuộc gặp với Phó Tổng thống Mỹ Harris, Thủ tướng Mông Cổ Oyun-Erdene cho biết, ông nhấn mạnh rằng mình coi các thỏa thuận là bước đầu tiên hướng tới các sáng kiến lớn hơn.
“Tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của đầu tư và sự tham gia của Mỹ vào các dự án lớn ở Mông Cổ”, ông Oyun-Erdene nói. Đặc biệt, ông nhấn mạnh kì vọng của mình về đầu tư của Mỹ để khai thác đất hiếm và đồng tại Mông Cổ.
Thủ tướng Oyun-Erdene đã đề cập tới dự án Oyu Tolgoi khổng lồ của công ty khai thác mỏ Anh-Mỹ Rio Tinto ở phía nam sa mạc Gobi (Mông Cổ) - nơi tự hào có các mỏ vàng và đồng lớn nhất thế giới từng được biết đến; và việc Chính phủ Pháp cũng như và công ty hạt nhân Orano của Pháp theo đuổi thỏa thuận khai thác uranium trị giá hàng tỷ euro tại Mông Cổ như một ví dụ về quy mô của các dự án mà phía Mông Cổ muốn các công ty Mỹ theo đuổi ở nước này.
Tờ Politico nhận định, đó là tin tốt cho chính quyền Tổng thống Biden. Washington đã cử một phái đoàn đến Mông Cổ vào tháng 6 để thể hiện mối quan tâm của Mỹ trong việc giành được một phần lớn hơn từ nguồn xuất khẩu của Mông Cổ đối với những khoáng sản cần thiết trong lĩnh vực công nghệ năng lượng bền vững.
Washington coi Mông Cổ là một ứng cử viên cho Đối tác An ninh Khoáng sản - một sáng kiến bao gồm 14 quốc gia, chủ yếu là phương Tây - nhằm tăng cường đầu tư bền vững vào khai thác, chế biến và tái chế các khoáng sản quan trọng.
Cần 'bước đi cẩn thận trong vòng tay' của Mỹ
Nhưng theo tờ Politico, căng thẳng giữa Mỹ-Nga cũng như Mỹ-Trung Quốc cho thấy Mông Cổ cần phải “bước đi cẩn thận trong vòng tay” của Washington.
Bắc Kinh mua hơn 90% hàng hóa xuất khẩu của Mông Cổ và nước này phụ thuộc vào cảng Thiên Tân của Trung Quốc để vận chuyển phần lớn hàng hóa mà họ bán cho phần còn lại của thế giới. Mông Cổ hy vọng rằng công nghệ có thể làm giảm sự phụ thuộc đó.
Thủ tướng Oyun-Erdene cho biết: “Hàng hóa có thể được vận chuyển bằng máy bay không người lái” trong tương lai.
Thủ tướng Mông Cổ nói ông đang cố gắng cân bằng giữa nhu cầu của nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu của quốc gia này với những căng thẳng toàn cầu liên quan đến cái mà ông gọi là “các nước láng giềng vĩnh cửu” của họ.
Ông Oyun-Erdene cho hay: “Có lo ngại rằng xung đột giữa hai quốc gia hoặc một số quốc gia có thể dẫn đến việc nền kinh tế quốc tế suy giảm cả thập kỷ và chúng tôi muốn ngăn chặn điều đó.”
Tuy nhiên, theo Politico, hiện tại, Thủ tướng Oyun-Erdene đang tập trung vào việc mở rộng quan hệ thương mại của Mông Cổ để đưa nền kinh tế của nước này trở nên toàn cầu hơn.
Thỏa thuận bầu trời mở sẽ cho phép các chuyến bay trực tiếp giữa Ulaanbaatar và các thành phố của Mỹ bao gồm San Francisco và Washington. Điều đó sẽ giúp loại bỏ một trở ngại lớn đối với lợi ích kinh doanh của Mỹ tại Mông Cổ: nhiều chuyến bay nối chuyến với thời gian quá cảnh dài khiến việc di chuyển bằng đường hàng không vào và ra khỏi một đất nước không giáp biển như Mông Cổ trở thành một thử thách.
Thủ tướng Oyun-Erdene cho biết: “Các chuyến bay thẳng là điều cần thiết cho nền dân chủ và thịnh vượng của Mông Cổ cũng như mở rộng nền kinh tế của chúng tôi.”
Nhịp sống thị trường