"Nước tôi có tuyến đường sắt ngày kiếm 338 tỷ, nhanh hơn cả máy in tiền" - Người Trung Quốc hào hứng
Bài viết được Sohu (Trung Quốc) đăng tải ít giờ trước.
- 15-12-2023Nam Phi muốn Việt Nam đầu tư sản xuất xe điện, pin xe điện
- 14-12-2023Bốn lý do cựu Tổng thống Trump có thể tái đắc cử năm 2024
- 14-12-2023Đức bội chi cho khí đốt
Nước tôi có tuyến đường sắt ngày kiếm 338 tỷ
Ở Nhật Bản, tuyến đường sắt cao tốc (HSR) Tokaido Shinkansen từ Tokyo đi qua 7 tỉnh tới Osaka được thông xe vào năm 1964 là tuyến HSR đầu tiên trên thế giới.
Sự hoành tráng của công trình này cũng như những bức ảnh tàu cao tốc Shinkansen đi qua núi Phú Sĩ đã trở thành một trong những biểu tượng cho sự hồi sinh của Nhật Bản hậu chiến.
Ngày nay HSR không còn là của riêng của người Nhật.
Vào ngày 1/8/2008, Trung Quốc đã khai trương tuyến HSR đầu tiên nối Bắc Kinh với Thiên Tân chính thức đánh dấu sự khởi đầu kỷ nguyên đường sắt cao tốc ở Trung Quốc,
Từ đó tới nay, mạng lưới HSR của Trung Quốc đã "mọc lên như nấm" và phủ khắp quốc gia 1,4 tỷ người.
Tính đến năm 2018, tổng quãng đường HSR của Trung Quốc vượt quá 25.000 km, gấp 8 lần và vượt xa 3.000 km của quốc gia đứng thứ hai trên thế giới trong lĩnh vực này.
Tuy nhiên một nhược điểm của HSR đó là do chi phí xây dựng ban đầu, vận hành và bảo trì lớn nên nếu lưu lượng hành khách không đảm bảo ở mức nhất định, quốc gia đầu tư sẽ bị lỗ.
Và trong phạm vi toàn cầu, không có nhiều tuyến đường sắt cao tốc có thể duy trì mức hòa vốn chứ đừng nói đến việc kiếm được lợi nhuận.
Tuy nhiên ở Trung Quốc có một tuyến HSR nổi bật và được biết đến là một trong những tuyến có lợi nhuận cao nhất thế giới đó là Tuyến HSR Bắc Kinh-Thượng Hải.
Tuyến được khởi công xây dựng vào năm 2008 và thông xe vào ngày 30/6/2011 kết nối thủ đô Trung Quốc với trung tâm kinh tế Thượng Hải.
Tuyến thực hiện tới 33 chuyến tàu mỗi ngày và khoảng cách giữa mỗi chuyến tàu chỉ là 20 phút.
Tổng vốn đầu tư vào tuyến đường sắt cao tốc Bắc Kinh-Thượng Hải lên tới 220,94 tỷ Nhân dân tệ (447,6 nghìn tỷ đồng) trở thành dự án đầu tư lớn nhất kể từ khi Trung Quốc cải cách và mở cửa.
Tuyến cũng là tuyến đường sắt dài nhất và tiêu chuẩn cao nhất từng được xây dựng trên thế giới.
Nó đi qua 7 tỉnh, thành phố có dân số hơn 300 triệu người và kết nối khu vực Bắc Kinh-Thiên Tân-Hà Bắc với đồng bằng sông Dương Tử, hai khu vực kinh tế phát triển nhất ở Trung Quốc.
Được biết tuyến bắt đầu có lãi từ năm 2014, và năm 2018 lập kỷ lục lãi hơn 30 tỷ Nhân dân tệ vượt qua Shinkansen của Nhật Bản và trở thành một trong những tuyến có lợi nhuận cao nhất thế giới.
Nhanh hơn cả máy in tiền?
Doanh thu hàng ngày của Tuyến HSR Bắc Kinh - Thượng Hải là gần 100 triệu Nhân dân tệ (338 tỷ đồng) - một con số đáng kinh ngạc.
Để so sánh, số tiền này có thể bao phủ mặt đường dài đến 115 km, thậm chí còn cao hơn số tiền mà một máy in tiền có thể in ra hằng ngày.
Vậy tại sao trong lúc các tuyến HSR trên thế giới không phải lúc nào cũng có lãi - nếu không muốn nói là hầu hết đang bị lỗ - thì Tuyến HSR Bắc Kinh - Thượng Hải lại đạt được thành tích như vậy?
Kể từ khi hoàn thành, tuyến HSR Bắc Kinh-Thượng Hải đã trở thành một trong những động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế của Trung Quốc.
Các khu vực nó đi qua đang có hoạt động kinh tế sôi động, tốc độ di chuyển dân số ngày càng tăng và sự kết nối cũng như liên lạc giữa các khu vực và thành phố ngày càng thường xuyên hơn.
Du lịch, kinh doanh và các lĩnh vực khác cũng được thúc đẩy.
Tỷ lệ lấp đầy hành khách trên các chuyến tàu của tuyến luôn được duy trì ở mức 110%, và việc tìm được một vé trong các kỳ nghỉ lễ khá khó khăn.
Tính đến năm 2018, số lượt hành khách tích lũy của tuyến đã đạt 825 triệu lượt - riêng trong năm 2018 là 200 triệu lượt.
Từ đây có thể thấy rằng một tuyến HSR có lãi liên quan khá nhiều tới việc nó được đặt giữa các khu vực đông dân và kinh tế phát triển như Bắc Kinh-Thiên Tân-Hà Bắc và Đồng bằng sông Dương Tử.
Đối với một số vùng sâu vùng xa hơn, việc mở HSR không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của người dân mà còn mang lại hy vọng mới cho phát triển kinh tế.
Nói chung tại Trung Quốc, HSR không chỉ là việc xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông mà còn là sự hỗ trợ quan trọng cho sự phát triển kinh tế của đất nước.
Kinh nghiệm thành công của Trung Quốc trong lĩnh vực này cũng có thể là tài liệu tham khảo hữu ích cho các quốc gia khác.
Nhịp Sống Thị Trường