Nước trái cây Nhật có bán tại Việt Nam gây xôn xao khi bao bì ghi 100% dưa lưới nhưng thực chất chỉ có 2%
Thương hiệu nước trái cây nổi tiếng Tropicana đã trở thành tâm điểm chú ý ở Nhật Bản sau một chiêu tiếp thị bị cho là lừa đảo. Việc quảng cáo sai này khiến Tropicana phải nộp phạt số tiền lên tới 19 triệu yen (khoảng 3,5 tỷ đồng).
- 30-01-2023Mới đầu năm, người Hà Nội đã xếp hàng dài dằng dặc chờ đăng kiểm xe
- 30-01-2023Tranh cãi chuyện 90k/ổ bánh mì trên núi Bà Đen: Giá cao nhưng ai cũng phải đồng tình vì một lý do
- 30-01-2023Những con "phố vàng" nổi tiếng tại Hà Nội mỗi dịp ngày vía Thần Tài đến
Nước dưa lưới của thương hiệu nước trái cây nổi tiếng Tropicana có bao bì ghi "100% nước ép dưa lưới" nhưng thực ra không phải đã gây chú ý ở Nhật. Nước dưa lưới và một số loại nước trái cây khác của Nhật được bán ở một số cửa hàng xách tay tại Việt Nam, đôi khi có thể gây khó khăn cho người tiêu dùng vì trên bao bì toàn chữ Nhật và không có nhãn phụ tiếng Việt.
Từ tháng 9/2022, nhiều người Nhật đã phản ánh việc loại nước này được “tiếp thị gian dối” vì có dòng chữ 100% MELON TASTE (100% vị dưa lưới) và trên hộp in hình quả dưa lưới rất to, khiến người mua tin rằng đó là 100% nước ép dưa lưới.
Tuy nhiên, nếu xem kỹ mục thành phần thì hóa ra trong hộp chỉ chứa 2% nước dưa lưới thực sự được pha trộn với 98% nước ép táo, nho, chuối, theo trang Japan Today. Nhìn kỹ bao bì thì mới thấy một miếng táo, quả chuối và nho “nấp” sau hình dưa lưới.
Vì vậy, Cơ quan Bảo vệ Người tiêu dùng Nhật Bản (CAA) đã cảnh cáo nhà sản xuất Kirin Beverage, đơn vị được cấp phép của Tropicana, Nhật Bản ngừng đóng gói gây hiểu lầm vì bao bì gây hiểu nhầm. Họ đã làm theo và thiết kế lại các hộp với hình táo và nho được hiển thị nổi bật hơn và thay thế các cụm từ như “100% MELON TASTE” bằng “100% FRUIT JUICE” (100% nước ép trái cây).
Bao bì được thay đổi bằng chữ "100% Fruit Juice".
Tuy nhiên, CAA không dừng lại ở đó. Tuần trước, họ quyết định phạt nhà sản xuất này số tiền 19.150.000 yen (3,5 tỷ đồng) vì vi phạm nói trên. Mức phạt được đưa ra bằng cách tính doanh thu từ sản phẩm trong khoảng từ tháng 6/2020 đến 4/2022, khi bao bì gây hiểu nhầm đã được dùng; sau đó tiền phạt sẽ nhiều hơn 1% so với tỷ lệ nước ép dưa lưới thật trong hộp nước đó (tức là trong hộp có 2% nước ép dưa lưới, nên tiền phạt là 3% doanh thu toàn bộ sản phẩm nước đó được bán ra).
Cư dân mạng Nhật Bản có những ý kiến khác nhau về việc này. Có người cho rằng người tiêu dùng phải tự đọc bảng thành phần: “Nó được viết đúng trên danh sách thành phần, phải không? Đó là lỗi của mọi người vì đã không kiểm tra những gì mình uống.”
Nhưng cũng có người nói bao bì nên thể hiện đúng sản phẩm, không được cố ý đánh lạc hướng, và đã là nước dưa lưới thì ít nhất cũng nên có ít nhất 50% nước dưa lưới thật, chứ chỉ có 2% rồi thêm các loại nước khác cộng với mùi vị dưa lưới vào và quảng cáo là 100% thì thật khó để chấp nhận.
Việc quảng cáo không đúng với sản phẩm không phải chuyện quá lạ với nhiều người. Theo một số người, sữa hạt loại cao cấp đắt tiền 90% almond milk cũng chỉ có khoảng 8g hạt/1l sữa, nếu là loại ít tiền thì thành phần chủ yếu là sữa đậu nành.
Qua đây, các công ty nên quảng cáo sản phẩm tránh gây hiểu lầm cho người tiêu dùng.
Tham khảo: Japan Today
Nhịp sống thị trường