Ồ ạt bán tài sản để thu về tiền mặt, ông chủ SoftBank dự đoán thế giới sắp đối mặt với "kịch bản tồi tệ nhất"
"Trong 2 hoặc 3 tháng tới, bất kỳ thảm họa nào cũng có thể xảy ra. Vì thế chúng tôi đang chuẩn bị cho kịch bản tệ nhất", Son nói.
- 14-10-2020Cấp dưới tiết lộ Masayoshi Son đang nắm trong tay 100 tỷ USD tiền mặt, khẳng định Softbank không phải là 'cá mập' lướt sóng Nasdaq
- 14-09-2020"Bom tấn" của làng công nghệ: SoftBank bán công ty chip Arm cho Nvidia với giá 40 tỷ USD
- 14-09-2020Financial Times: Thua lỗ và nợ nần triền miên, SoftBank thảo luận về việc huỷ niêm yết, trở thành công ty tư nhân
Masayoshi Son – nhà sáng lập kiêm CEO của tập đoàn Nhật Bản SoftBank – mới đây chia sẻ từ đầu năm đến nay ông đã bán đi rất nhiều tài sản để chuẩn bị cho "kịch bản tồi tệ nhất" nếu như thế giới đóng cửa để đối phó với làn sóng Covid-19 thứ hai.
Phát biểu trực tuyến từ Tokyo trong khuôn khổ 1 hội thảo do New York Times tổ chức, Son cho biết ban đầu ông chỉ định bán số tài sản trị giá 40 tỷ USD trong năm 2020 nhưng cuối cùng con số đã lên đến khoảng 80 tỷ USD để công ty có đủ thanh khoản trong trường hợp khẩn cấp.
"Trong 2 hoặc 3 tháng tới, bất kỳ thảm họa nào cũng có thể xảy ra. Vì thế chúng tôi đang chuẩn bị cho kịch bản tệ nhất", Son nói.
Thương vụ bán tài sản lớn nhất của SoftBank trong năm nay chính là bán công ty sản xuất chip ARM cho Nvidia với giá 40 tỷ USD. SoftBank cũng bán số cổ phần trị giá khoảng 20 tỷ USD tại T-Mobile mới (sau khi sáp nhập với Sprint hồi đầu năm nay).
Son còn khẳng định nếu như thị trường lao dốc, SoftBank có thể tung tiền mua những tài sản bị định giá thấp, mở rộng danh mục đầu tư của quỹ Vision.
Mặc dù không nêu chi tiết điều gì có thể trở thành "thảm họa" trong những tháng tới, Son lấy ví dụ vụ sụp đổ năm 2008 của ngân hàng Lahman Brothers để so sánh về mức độ nghiêm trọng và phủ rộng của cuộc khủng hoảng có thể xảy ra.
"Trong hoàn cảnh hiện nay thì bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra. Tất nhiên, chúng ta sắp có vaccine, nhưng không ai có thể chắc chắn về thời điểm chính thức có vaccne, 2 tháng hay 4 tháng nữa?
Ông chủ SoftBank đã 2 lần từ chối trả lời câu hỏi về việc hủy niêm yết và đưa SoftBank quay về là 1 công ty tư nhân – ý tưởng mà cách đây không lâu Financial Times đưa tin là Son đang xem xét. Với tư vấn từ cổ đông chủ động là quỹ đầu tư Elliott, SoftBank đã ráo riết mua lại cổ phiếu quỹ để tận dụng lợi thế giá rẻ. Hiện quỹ Vision đang sở hữu cổ phần tại hơn 80 công ty công nghệ khác nhau. Nếu Son tăng mua cổ phiếu quỹ, con đường "tư nhân hóa" SoftBank sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều/
Bình luận về việc chính quyền Trump đe dọa sẽ đóng cửa TikTok tại Mỹ vì lý do an ninh quốc gia, Son cho biết ông cảm thấy "buồn". Bên cạnh đó ông cho rằng các công ty công nghệ lớn nhất nước Mỹ không nên bị ép buộc phải chia tách chỉ bởi vì giá trị vốn hóa của họ quá cao. Gần đây SoftBank đã đầu tư vào một số công ty trong nhóm này. "Quá lớn và quyền lực không nhất thiết biến 1 công ty trở thành xấu xa", Son nói.
Tham khảo CNBC