MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ồ ạt rút BHXH một lần: Phải sòng phẳng với người lao động

Ồ ạt rút BHXH một lần: Phải sòng phẳng với người lao động

Theo bạn đọc Báo Người Lao Động, việc ồ ạt rút BHXH trong thời gian vừa qua là do chính sách BHXH thay đổi, tăng tuổi hưu và giảm quyền lợi của người lao động khi nghỉ hưu.

Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội đang xây dựng dự thảo Luật BHXH sửa đổi, trong đó có đề xuất giảm số năm đóng BHXH tối thiểu để được hưởng chế độ hưu trí từ 20 năm xuống 15 năm, tiến tới còn 10 năm. Xung quanh đề xuất này, Báo NLĐO liên tục có những bài viết chỉ ra những bất cập của Luật  BHXH hiện hành, tập trung vào các vấn đề như tuổi nghỉ hưu, cách tính lương hưu và trượt giá.

Theo bạn đọc Nguyễn Long, việc giảm thời gian đóng BHXH từ 20 xuống 15 không giải quyết được vấn đề. Do vậy, rất mong muốn các cơ quan soạn thảo luật nhìn nhận thực trạng đời sống người lao động, sòng phẳng chi trả với những đóng góp của họ. Tương  tự, bạn đọc Hồ Thanh Tuấn cũng thẳng thắn chỉ ra việc tăng tuổi hưu là hệ quả tất yếu của việc rút BHXH 1 lần. Một bạn đọc giấu tên bày tỏ:  "Người lao động rút một lần là do tuổi nghỉ hưu quá cao (60 với nữ và 62 với nam). Trong khi làm công nhân cùng lắm 50 tuổi là bị đào thải. 10 năm chờ đợi kia sẽ sống bằng gì trong 10 năm kia BHXH có lợi chỗ nào không thấy chứ thấy rõ mỗi năm trừ 2% mà 10 năm là 20%. Chờ 10 năm lĩnh được bao nhiêu trong khi rút ngay một lần nếu không cần dùng gửi ngân hàng vẫn có lãi. Khi mà lương chỉ đảm bảo mức sống tối thiểu cho người công nhân thì họ chỉ quan tâm hiện tại hôm nay bàn ăn có gì, túi có bao nhiêu tiền chứ họ chẳng cần quan tâm khi nghỉ hưu lĩnh bao nhiêu tiền đâu thưa các vị làm chính sách BHXH. Xin khẳng định là tình trạng rút một lần sẽ không dừng lại nếu không bỏ quy định 60 tuổi trở lên mới được lĩnh lương hưu".

Ồ ạt rút BHXH một lần: Phải sòng phẳng với người lao động - Ảnh 1.

Một bạn đọc tên Phúc góp ý: "Chỉ có giảm tuổi nghỉ hưu thì người lao động mới không rút BHXH một lần, còn giảm năm đóng bảo hiểm xuống sẽ không thể ngăn được tình trạng người lao động rút BHXH một lần". Bạn đọc Đặng Trí Dũng bức xúc: "Tại sao người ta đã đóng đến 34 năm rồi vẫn buộc người ta phải đóng tiếp đến tuổi 62 mới cho nghỉ hưu ? Nếu nghỉ sớm lại trừ người ta mỗi năm 2%, rõ ràng thu tiền thì tươi nhưng chi trả không vui, tìm cách ép người lao động thì họ rút thôi". Cùng góc nhìn, bạn đọc Nguyễn Hồng Mến nói: "Lương hưu thì 45% tính bình quân lương đóng cho 20 năm. Mà thời điểm đóng trước khi nghỉ hưu lại không đủ tiêu dùng thì làm sao nhận lương hưu. Với lại người lao động đi làm công nhân tại các xí nghiệp, nhà máy đến 40-45 tuổi là công ty đã sa thải rồi. Đợi đến lúc 62 tuổi mới nhận lương, vậy 17 năm chờ nhận lương họ sống bằng gì?"

Ồ ạt rút BHXH một lần: Phải sòng phẳng với người lao động - Ảnh 2.

Góp ý cho cơ quan soạn thảo luật, bạn đọc Trần Văn Minh cho rằng nên giảm tuổi nghỉ hưu xuống còn 55 (nữ), có15 năm đóng bảo hiểm thì được hưởng 45%. Bạn đọc Huỳnh Thanh Phong đề xuất: "Nên lấy trung bình lương của 5 năm cuối để tính là hợp lý, chứ tính tổng của 20 năm thì nó vô cùng bất ổn, mức hưởng tối đa chỉ có 75% mà tính trung bình của 20 năm thì còn được bao nhiêu, những năm đầu lương rất thấp, rồi còn sự mất giá của đồng tiền, với khoản tiền ít ỏi như vậy có đủ lo cho bản thân hay không?". Một bạn đọc tên Thắm khẳng định: "Nếu bảo hiểm đưa ra lương hưu phụ thuộc vào số năm đóng bảo hiểm mà không phụ thuộc vào tuổi nghỉ hưu thì chắc chắn người dân sẽ tham gia bảo hiểm xã hội rất nhiều và ko còn rút bảo hiểm 1 lần nhiều nữa".

Tương tự, một bạn đọc giấu tên đặt câu hỏi: "Công bằng đâu khi tính lương trung bình của cán bộ công chức, lực lượng vũ trang thì lấy trung bình 5 năm cuối chắc chắn năm sau cao hơn năm trước vì tính theo hệ số, còn NLĐ ngoài quốc doanh thì cả quá trình ai làm đủ 20 năm thì sẽ thấy mức lương sau 20 năm sẽ khác biệt cỡ 20 lần. Sửa luật theo chiều hướng tăng tuổi hưu, giảm mức hưởng, hạn chế quyền được rút 1 lần...là đi ngược nguyện vọng của người dân. Chưa kể có nhiều trường hợp tiền BHXH thì NLĐ đóng đủ nhưng khi làm thủ tục hưởng thì không được do doanh nghiệp nợ BHXH, trong khi các cơ quan chức năng có đủ công cụ pháp lý thì việc này lỗi là do cơ quan nhà nước không hoàn thành nhiệm vụ nhưng thiệt hại thì NLĐ chịu mà không làm được gì.

Không nên cào bằng tuổi nghỉ hưu

Bạn đọc Lê Anh viết: "Tại sao cùng được gọi là Người lao động nhưng cách tính lương hưu hoàn toàn khác nhau (bình quân 5 năm cuối cho NLĐ làm trong hệ thống doanh nghiệp nhà nước, và bình quân các năm cho loại doanh nghiệp còn lại). Nếu nghĩ cho quan điểm NLĐ, cách tính phải làm sao thuyết phục và công bằng cho các loại đối tượng nhưng cùng được gọi chung là NLĐ. Nếu cảm thấy thiệt thòi cho NLĐ trong hệ thống nhà nước, tại sao chúng ta không chia sẻ thêm phần hỗ trợ nào đó từ quỹ hưu trí?". Cũng theo bạn đọc này, việc tăng tuổi nghỉ hưu chỉ phù hợp cho NLĐ nào có nhu cầu, vậy tại sao luật lại áp dụng cho tất cả các đối tượng. Tại sao không cho NLĐ chọn tuổi nghỉ hưu theo luật cũ (55 tuổi với nứ, 60 tuổi với nam) hay theo luật mới? Tại sao phải qui định số năm đóng BHXH được rút BHXH một lần mà không đưa ra giải pháp khuyến khích không rút, chẳng hạn như: sau khi đóng 10 năm mà NLĐ không rút một lần thì được hưởng thêm quyền lợi gì đó".

Theo An Khánh

Người Lao Động

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên