MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ở chọn nơi, chơi chọn bạn: 4 mối quan hệ khiến sự nghiệp của bạn tụt dốc không phanh, càng kéo dài càng chạm đáy của thất bại

19-05-2022 - 17:02 PM | Sống

Ở chọn nơi, chơi chọn bạn: 4 mối quan hệ khiến sự nghiệp của bạn tụt dốc không phanh, càng kéo dài càng chạm đáy của thất bại

Một mối quan hệ tốt có thể nâng tầm cuộc sống của bạn theo những cách mà bạn không bao giờ nghĩ tới, còn một mối quan hệ độc hại thì ngược lại. Chúng sẽ kéo bạn thụt lùi không điểm dừng.

Muốn biết một người có thể đi được bao xa, hãy xem người đồng hành của họ là ai.

Muốn biết một người giỏi giang ra sao, hãy xem người định hướng cho họ là ai.

Muốn biết một người thành công đến cỡ nào hãy nhìn vào các mối quan hệ của họ.

Do đó, tục ngữ có câu: "Ở chọn nơi, chơi chọn bạn". Những mối quan hệ lành mạnh sẽ giúp nâng tầm bản thân. Những mối quan hệ độc hại càng thân càng làm sự nghiệp "xuống dốc". Chính vì thế, hãy tránh xa 4 mối quan hệ độc hại này nhé để cuộc sống không còn bế tắc mà mãi thăng hoa.

Ở chọn nơi, chơi chọn bạn: 4 mối quan hệ khiến sự nghiệp của bạn tụt dốc không phanh, càng kéo dài càng chạm đáy của thất bại - Ảnh 1.

Một mối quan hệ tốt có thể giúp ích cho sự nghiệp và cuộc sống của bạn, trong khi một mối quan hệ không tốt sẽ chỉ trở thành trở ngại mà thôi. Ảnh: QQ

1. Kiểu người thường xuyên phàn nàn và mang năng lượng tiêu cực cho người khác

Khi mọi thứ trở nên không ổn, một số người thường cố gắng tìm ra cách giải quyết chúng, bởi mọi chuyện đã xảy ra rồi, có nói thêm cũng vô ích. Tuy nhiên, cũng có một số người lại không ngừng phàn nàn. Phàn nàn về sự bất công của cuộc sống, phàn nàn người lãnh đạo đánh giá sai bản thân...

David Pollet đã từng nói: "Trên thế giới này, nhiều người giống như những chiếc xe tải chở rác, họ chất đầy rác của mọi người và chạy xung quanh, nhận về mình những mùi hôi, tiếc nuối, tức giận và thất vọng."

Quả đúng thế thật. Kết thân với những người thích phàn nàn, chúng ta sẽ phải tiếp nhận quá nhiều năng lượng tiêu cực. Cuối cùng, chúng ảnh hưởng đến tâm lý của bản thân và khiến bạn phàn nàn nhiều như họ.

Trong giao tiếp giữa các cá nhân, một mối quan hệ lành mạnh phải hòa thuận và mang lại năng lượng tích cực cho nhau, chứ không phải người này đóng vai trò là "thùng rác" của người kia trong một thời gian dài. Về lâu dài, bạn sẽ chỉ cảm thấy rằng mình làm ơn mắc oán.

Nếu bạn nhận ra rằng năng lượng tích cực của bạn không đủ mạnh để chống lại năng lượng tiêu cực xung quanh, bạn phải học cách tránh xa năng lượng tiêu cực trước đã.

2. Kiểu người không biết giới hạn và coi việc nhờ vả người khác là điều hiển nhiên

Ở chọn nơi, chơi chọn bạn: 4 mối quan hệ khiến sự nghiệp của bạn tụt dốc không phanh, càng kéo dài càng chạm đáy của thất bại - Ảnh 2.

Nhà tâm lý học Fengxu đã từng chia tương tác xã hội thành hai loại, một là "giao tiếp đồng cảm" và hai là "giao tiếp thực dụng" .

Giao tiếp đồng cảm đề cập đến việc hiệu quả giao tiếp đạt được là do đồng cảm với các hành vi xã hội và trải nghiệm cảm xúc của người khác, biết cách vượt qua sự buồn chán hoặc có những sở thích chung với người khác. Kiểu giao tiếp này không liên quan đến việc trao đổi lợi ích.

Giao tiếp thực dụng được tạo ra để đạt được một mục đích nhất định hoặc thu được lợi ích từ bên kia.

Tuy nhiên, trong cuộc sống, hầu hết mọi người không thể phân biệt được hai kiểu giao tiếp này. Một số người nghĩ rằng việc ai đó giao tiếp với mình để nhờ vả là chính, nên họ tự mặc định bản chất của xã hội này là thực dụng và người đó sẽ kết giao bạn bè theo kiểu thực dụng đúng nghĩa.

Lợi dụng người khác nhưng lại không biết điểm dừng và giới hạn thì đó là lý do chính dẫn đến sự tan vỡ của nhiều mối quan hệ. Bởi có rất nhiều người nhân danh "bạn bè" để làm phiền người khác, cho rằng bạn bè phải nên nhờ vả hay lợi dụng nhau thì mới khăng khít hơn, hay bạn bè giúp nhau là chuyện thường… rồi vô cớ đưa ra yêu cầu và bắt người khác làm theo nhưng lại không cảm nhận được người bạn của họ nghĩ gì, có đồng ý giúp không.

Vấn đề nghiêm trọng hơn là văn hóa truyền thống và các khái niệm xã hội đã ngầm gắn chủ nghĩa thực dụng với chủ nghĩa đồng cảm.

Nhiều người viện cớ "Bạn bè giúp đỡ nhau là bình thường" để sai khiến bạn mình phải có nghĩa vụ giúp đỡ mình. Do đó, trước tiên chúng ta phải phân biệt đâu là "đồng cảm" và đâu là "người thực dụng". Khi một trong những "người bạn có tấm lòng từ bi" của bạn đưa ra nhu cầu thực dụng cho bạn, nếu bạn thực sự không có chút thiện chí thì đừng mặc cảm, hãy dũng cảm nói "không". Từ chối phù hợp là một loại bảo vệ chính mình.

3. Những người không cùng "tần sóng"

Ở chọn nơi, chơi chọn bạn: 4 mối quan hệ khiến sự nghiệp của bạn tụt dốc không phanh, càng kéo dài càng chạm đáy của thất bại - Ảnh 3.

Bạn nói biển lớn thật đẹp. Đối phương lại nói không biết đã có bao nhiêu người đã bỏ mạng ở đây.

Bạn thích đọc sách, họ lại nói bạn chỉ là con mọt sách, không hiểu chuyện đời.

Bạn thích ăn đồ Tây, nhưng họ lại chê rằng vừa đắt đỏ lại vừa không ngon.

Bạn có chí tiến thủ nhưng họ lại nói con gái học hành nhiều có ích gì, chẳng bằng lấy được chồng đại gia.

Bạn nỗ lực chăm chỉ, họ lại chê bạn còn trẻ mà đã ham công tiếc việc.

Trong mắt họ, bạn chia sẻ niềm vui nghĩa là bạn đang khoe khoang. Bạn giải tỏa nỗi buồn đồng nghĩa với việc bạn đang làm quá, phóng đại mọi chuyện.

Mỗi lần nói chuyện theo kiểu lệch sóng như vậy, chắn hẳn bạn đã từng "tức điên".

Bạn vui thì họ không thèm đếm xỉa đến bạn. Bạn buồn thì họ lại ngay lập tức chế nhạo bạn. Bạn bày tỏ cảm xúc thì họ coi đó là phiền phức. Kể cả có cãi nhau thì họ cũng không biết bạn giận họ vì cái gì.

Cuộc nói chuyện giữa hai người lệch sóng chính là cảnh tượng ông nói gà bà nói vịt. Cho dù bạn và đối phương đều đang nói tiếng Việt, nhưng hiệu quả giao tiếp ở đây là con số 0. Những lần như vậy làm bản thân phải hao tâm tổn sức, thậm chí còn phải ôm cục tức trong người.

Người xưa có câu: "Hữu duyên thiên lý năng tương hữu, vô duyên đối diện bất tương phùng." Nếu đã không hợp thì không nên làm bạn với nhau. Vì duyên phận vốn không thể cưỡng cầu, mọi sự đành tùy duyên.

4. Kiểu người ăn nói thị phi

Ở chọn nơi, chơi chọn bạn: 4 mối quan hệ khiến sự nghiệp của bạn tụt dốc không phanh, càng kéo dài càng chạm đáy của thất bại - Ảnh 4.

Ảnh: Internet

Bên cạnh chúng ta, vẫn luôn xuất hiện một số người ăn không nói có, thích đặt điều thị phi. Loại người thích đâm bị thóc, chọc bị gạo này luôn mang đến rắc rối cho người khác.

Người xem thị phi chỉ thích những điều đàm tiếu về người khác mà nào có hay sự thật ra sao. Người nghe chuyện thị phi thường quên mất mình mà chỉ chăm chăm soi mói cuộc sống của người ngoài. Người nói chuyện thị phi thường hay lan truyền tin vịt mà không nghĩ đến hậu quả. Loại người thích đổi trắng thay đen, đã phá hoại biết bao nhiêu mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người.

Tục ngữ có câu: "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng." Kết giao với loại người này, bạn sẽ cảm thấy rất mệt mỏi. Lâu dần, bản thân còn phải chịu ảnh hưởng tiêu cực về mặt tư tưởng, dễ có nguy cơ trở thành người thị phi.

Người thành công sẽ không bao giờ ngáng đường người khác mà chỉ tập trung vào con đường của mình. Họ cũng sẽ không nhúng tay, xía mũi vào chuyện riêng của người khác mà chỉ hưởng thụ cuộc sống của bản thân.

Đứng trước thị phi, ta thà giả câm giả điếc, coi như không biết, chứ tuyệt đối đừng hùa theo. Thay vì suốt ngày bình phẩm khen chê, hãy luôn nhắc nhở mình phải không ngừng hoàn thiện bản thân.

Ở chốn đông người, ăn nói cần phải biết giữ mồm giữ miệng. Lúc ở một mình thì không nên suy nghĩ lung tung. Trưởng thành là khi ta biết giữ mình để không còn bị cuốn vào vòng xoáy thị phi.

Theo QQ

https://cafef.vn/o-chon-noi-choi-chon-ban-4-moi-quan-he-khien-su-nghiep-cua-ban-tut-doc-khong-phanh-cang-keo-dai-cang-cham-day-cua-that-bai-20220510155324152.chn

Minh Hà

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên