Ô tô bị trầy xước, nữ tài xế sửng sốt khi đọc mẩu giấy cô sinh viên để lại
Chị Thanh Huyền (33 tuổi, ở Hà Nội) rất bất ngờ khi đọc mẩu giấy nữ sinh viết vội để lại sau khi xảy ra sự cố.
- 25-08-2023"Bộ tứ hot girl" đời đầu của showbiz Việt: Người làm dâu hào môn sống cuộc đời sang chảnh, người làm quý cô độc thân hoàng kim
- 25-08-2023BMW tung loạt xe mới trong tháng sau: Bản 'nháp' của 3-Series mới đang gây tranh cãi, X5 thêm phiên bản
- 25-08-2023Đại lý báo giá dự kiến MG RX5 từ 650 triệu: Xe hạng C nhiều trang bị tiện nghi nhưng rẻ như hạng B
Nữ tài xế 33 tuổi kể, sáng nay (25/8) khi đỗ xe hơi trước cửa hàng của mình ở đường Đào Tấn (Hà Nội) thì vô tình bị chiếc xe máy của cô gái trẻ va quệt phải.
“Bé này đi từ dưới đường lên định phi lên vỉa hè nhưng thành vỉa hè cao lên xe bạn bị đổ vào đầu ô tô mình. Mình thấy bé có viết giấy để lại và đi loanh quanh đó kiểu tìm chủ nhân xe.
Lúc sau, bạn nhân viên logistics bên mình gọi mình ra bảo xe chị bị làm sao ý. Khi ấy bé đó mới đưa cho mình tờ giấy. Mình nhìn vết xước rồi bảo thôi em đi học đi, có gì chị nhắn lại cho em ”, chị Huyền thuật lại.
Mẩu giấy cô gái gửi chủ nhân chiếc xe sau khi gây ra vết xước (Ảnh: NVCC)
Trên mẩu giấy, cô gái tên Nguyệt Anh để lại số điện thoại liên lạc kèm lời xin lỗi, bày tỏ thiện chí sẵn sàng đền bù chi phí sửa xe.
Cách ứng xử trách nhiệm của nữ sinh khiến chị Huyền xúc động. Vì xe có bảo hiểm nên nữ tài xế quyết định bỏ qua và nhắn tin động viên cô gái trẻ không cần nghĩ ngợi nhiều.
“Mình thấy bé rất có ý thức và trách nhiệm. Cách nói chuyện ngoan ngoãn, biết điều nên mình thấy vết xước trên xe không đáng gì. Mình luôn dĩ hoà vi quý vì nghĩ tham gia giao thông, không tránh khỏi sự va chạm. Miễn người không làm sao là tốt lắm rồi” , chị Huyền bày tỏ.
Chị Huyền nhắn tin cho nữ sinh giải quyết sự việc êm đẹp (Ảnh: NVCC)
Có thể thấy, việc trau dồi kỹ năng và cách ứng xử trong cuộc sống hằng ngày là điều mỗi người cần học hỏi. Trong đó, nhận lỗi tưởng chừng là hành động đơn giản nhưng không phải ai cũng làm được.
Một số người thường có xu hướng thoái thác trách nhiệm khi mắc lỗi. Hoặc thậm chí xin lỗi kiểu "xin lỗi rồi đấy thì sao nào?". Các tình huống giao thông cho thấy, nhiều tài xế thậm chí còn cố tình làm ngơ để không phải chịu trách nhiệm.
Bài đăng về cách ứng xử nhân văn khi tham gia giao thông được đăng trên một hội nhóm giao thông thu hút hàng nghìn lượt “thả tim”. Số đông đều dành lời khen cho cách ứng xử tử tế, ấm áp tình người của chủ xe và cô sinh viên.
Trích một số bình luận:
- Đúng là cô gái hiểu chuyện. Xứng đáng 10 điểm đạo đức! Văn hóa này cần được lan tỏa.
- Nhìn đầu ô tô thì cũng hơi xót nhưng xe có bảo hiểm thì cũng không nỡ. Quan trọng là biết sống có trách nhiệm. Cháu có tâm gặp chủ xe có tầm!.
- Mình coi nhẹ thì nó là nhẹ thôi, giúp được thì giúp. Có bảo hiểm thì thôi mất thời gian và tí tiền cũng được. Nhưng gặp người vô ý thức thì có bảo hiểm cũng không thể tha.
Báo Giao Thông