MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ô tô điện về Việt Nam: Xe 2 tỷ vừa đi vừa lo chết máy

Một số DN Việt Nam đang có ý định nhập khẩu mẫu xe điện Tesla về phân phối. Với giá khởi điểm 35.000 USD, cộng thêm thuế nhập khẩu 70%, thuế tiêu thụ đặc biệt 15% và thuế GTGT 10%, cộng các chi phí khác và lợi nhuận, xe có giá bán khoảng 2 tỷ đồng. Giá cả ngày càng giảm nhưng hạ tầng chưa đáp ứng khiến cho việc dùng xe điện còn xa vời khi người dùng vấn còn ám ảnh hết điện, chết máy giữa đường.

Ô tô điện có vào Việt Nam?

Chiếc xe ô tô điện Tesla Model 3 đầu tiên đã chính thức xuất xưởng tại Mỹ.

Đại diện hãng Tesla cho biết, Model 3 có kích cỡ nhỏ hơn và ít tính năng hơn so với Model S. Nó cùng phân khúc với những mẫu xe sang như BMW 3 Series hay Mercedes C-Class. Mặc dù vậy, Tesla Model 3 là mẫu xe điện có sức hấp dẫn mạnh mẽ, không chỉ với người tiêu dùng Mỹ mà trên khắp thế giới.

Nhiều chuyên gia lý giải, đó là do Tesla Model 3 có giá rẻ nhất từ trước tới nay, với mức khởi điểm chỉ 35.000 USD, bằng một nửa so với giá bán mẫu Model S tại Mỹ.


Ô tô điện giá ngày càng rẻ.

Ô tô điện giá ngày càng rẻ.

Một số DN Việt Nam đang có ý định nhập khẩu mẫu Tesla Model 3 về phân phối. Tính toán của các DN cho thấy, với giá khởi điểm 35.000 USD, cộng thêm thuế nhập khẩu 70%, thuế tiêu thụ đặc biệt 15% và thuế GTGT 10% cùng các chi phí khác và lợi nhuận, xe này có giá khoảng 2 tỷ đồng. Mức giá này, cũng không cao hơn nhiều so với một số mẫu xe sang cùng phân khúc, nhập khẩu nguyên chiếc, sử dụng động cơ xăng hiện nay.

Vấn đề là hạ tầng phục vụ cho ô tô điện ở Việt Nam chưa phát triển. Chúng ta kKhông hề có trạm xạc điện nào đặt tại các nơi công cộng. Nếu muốn sử dụng ô tô điện, chỉ có cách là xạc từ nguồn điện sinh hoạt tại nhà.Vì thế, nói đến xe điện, người mua vẫn ám ảnh chuyện tiếp năng lượng với nỗi lo hết điện, chết máy bất kỳ.

Song, thực tế đã có một vài chiếc Tesla được nhập về Việt Nam. Mới đây nhất, vào đầu tháng 5, một chiếc Tesla Model X, 7 chỗ đã chạy trên đường phố trong nước. Giá của nó tại Mỹ từ 140.000-160.000 USD, thời gian sạc đầy pin lên tới 9,5 giờ.

Theo dự báo của giới chuyên gia, nhờ sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, đến năm 2020, ô tô điện sẽ có giá bán tương đương ô tô sử dụng động cơ đốt trong. Sau năm 2020, thời gian nạp pin cho xe điện giảm xuống dưới 1 giờ - yếu tố quan trọng để thuyết phục khách hàng chọn sử dụng. Ngoài ra, tới đây, ô tô điện sẽ có khả năng giao tiếp tốt với con người qua smartphone và rất được giới trẻ ưa chuộng.


Các DN mong muốn thúc đẩy phát triển ô tô điện tại Việt Nam.

Các DN mong muốn thúc đẩy phát triển ô tô điện tại Việt Nam.

Đáng buồn là, trong khi "làn sóng" phát triển ô tô điện đang nổi lên mạnh mẽ trên thế giới thì tại Việt Nam nó chưa được quan tâm thích đáng. Đến nay, chưa có một nghiên cứu nào thực sự bài bản, khoa học và mang tính hệ thống về ô tô điện. Tọa đàm mới nhất về công nghiệp ô tô, do Bộ Công Thương tổ chức, vẫn chỉ tập trung vào việc "tính toán phát triển vào dòng xe nhỏ (sử dụng động cơ đốt trong), thân thiện môi trường".

"Ngày tàn" của động cơ đốt trong

Nhiều dự báo cho thấy, "ngày tàn" của động cơ đốt trong sắp đến. CEO của Rolls Royce, ông Müller-Otvös nhận định, điện khí hoá chính là hướng đi và chắc chắn động cơ đốt trong sẽ không còn tồn tại.

Rolls Royce đã thiết kế một số mẫu xe chạy điện để phát triển trong tương lai. Hãng Volvo mới đây đã thông báo sẽ ngừng sản xuất những mẫu xe chạy 100% xăng hoặc dầu vào năm 2019. Volvo sẽ có 3 dòng động cơ chính, bao gồm động cơ điện, plug-in và hybrid. Trong giai đoạn 2019-2021, công ty sẽ bán ra 5 mẫu xe điện.

Tại châu Âu, Pháp tuyên bố sẽ hướng đến mục tiêu ngưng bán xe hơi chạy nhiên liệu hóa thạch vào năm 2040. Một số quốc gia khác còn tham vọng hơn. Chính phủ Na Uy có kế hoạch sẽ cấm ô tô sử dụng xăng và diesel vào năm 2025. Hà Lan cũng đưa ra đề xuất từ năm 2025 sẽ cấm bán xe động cơ đốt trong trên phạm vi cả nước. Chính phủ CHLB Đức cũng đưa ra kế hoạch, tới năm 2030 chỉ cho đăng ký mới ô tô không khí thải.


Hạ tầng phục vụ cho ô tô điện ở Việt Nam chưa phát triển.

Hạ tầng phục vụ cho ô tô điện ở Việt Nam chưa phát triển.

Tại Đông Nam Á, từ năm 2012, Indonesia đã có Chương trình phát triển ô tô điện quốc gia, với mục tiêu sản xuất xe xanh hàng loạt vào năm 2018. Đại diện Chính phủ Indonesia cho biết, kế hoạch phát triển ôtô điện là phù hợp với xu thế chung của thế giới. Kể cả thời gian thực hiện sản xuất hàng loạt, vào năm 2018, cũng đã được Indonesia tính toán kỹ lưỡng.

Thái Lan còn có tham vọng lớn hơn. Chính phủ Thái Lan muốn tận dụng nguồn lực của ngành công nghiệp ô tô sẵn có, để phát triển trở thành một trung tâm sản xuất xe điện lớn của thế giới. Họ đã đào tạo cán bộ và chuẩn bị cơ sở vật chất cũng như chính sách ưu đãi để thu hút các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, là phát triển nghiên cứu, chế tạo pin nhiên liệu, công nghệ xạc.

Các nhà sản xuất cũng cho biết rất mong muốn thúc đẩy phát triển xe điện tại Việt Nam.

Đại diện thương hiệu xe thương mại Fuso (thuộc tập đoàn Diamler - Đức) tại Việt Nam, ông Michael Behrens, cho biết, theo kế hoạch đến 2019 sẽ đưa ra thị trường thế giới, trong đó có Việt Nam, sản phẩm xe tải nhẹ sử dụng động cơ điện.

Đây là loại xe tải chạy trong thành phố, có công nghệ hiện đại. Mẫu xe này, chỉ sử dụng năng lượng điện, cho phát thải ra môi trường là 0%. Xe có thể chở được từ 2-3 tấn hàng hóa và di chuyển trong khoảng cách 100 km/1 lần xạc điện. Thời gian xạc điện cũng rất nhanh, chỉ cần 1 giờ là có thể xạc đầy 80% tổng dung lượng pin. Pin của chiếc xe này được bảo hành tới 10 năm.

Các DN cũng khẳng định sẵn sàng đầu tư vào hạ tầng xe điện, nhưng cần có chính sách khuyến khích và hỗ trợ từ Chính phủ. Đến nay với ô tô điện, chỉ được hưởng thuế tiêu thụ đặc biệt thấp, ở mức 15%, tương đương với xe bán tải, có dung tích 2.0L trở xuống. Mọi chính sách thuế, phí khác, giống như xe động cơ đốt trong.

Theo Trần Thủy

Vietnamnet

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên