MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

OECD: So với suy thoái kinh tế, đây là những vấn đề nan giải gấp bội mà thế giới đang phải đối mặt!

23-11-2019 - 09:09 AM | Tài chính quốc tế

Tổ chức có trụ sở tại Paris vừa đưa ra dự báo về "ngã rẽ" khác, không như những lời cảnh báo quen thuộc về mối đe đến từ căng thẳng thương mại Mỹ - Trung hay dòng vốn đầu tư và thương mại yếu.

Mới đây, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho biết nền kinh tế toàn cầu đang mắc kẹt trong một lối mòn tư duy rằng mọi thứ sẽ không được giải quyết trừ khi các chính phủ cách mạng hoá chính sách và cách thức đầu tư, chứ không phải là những quan điểm về sự phát triển theo chu kỳ.

Tổ chức có trụ sở tại Paris vừa đưa ra triển vọng về quy định và chính sách. Họ đã dự báo về "ngã rẽ" khác, không như những lời cảnh báo quen thuộc về mối đe doạ đến từ căng thẳng thương mại Mỹ - Trung hay  dòng vốn đầu tư và thương mại yếu. Những yếu tố này vẫn còn tồn tại, nhưng thế giới còn đối diện với những thách thức mang tính hệ thống lớn hơn từ biến đổi khí hậu, công nghệ và một thực tế rằng cuộc chiến thương mại chỉ là một phần của sự thay đổi lớn hơn trong trật tự toàn cầu.

Đối với kinh tế gia trưởng của OECD - Laurence Boone, điều đáng lo ngại ở đây là thế giới có thể tiếp tục gặp khó khăn trong những thập kỷ tới nếu các nhà chức trách chỉ đưa ra phản ứng duy nhất là thay đổi chính sách tiền tệ và tài chính trong ngắn hạn

OECD: So với suy thoái kinh tế, đây là những vấn đề nan giải gấp bội mà thế giới đang phải đối mặt! - Ảnh 1.

Dự báo tăng trưởng kinh tế của OECD.

Boone nhận định: "Mối lo ngại lớn hơn là  triển vọng tiếp tục yếu đi, phản ánh những thay đổi về mặt cấu trúc không được giải quyết chứ không phải bất cứ 'cú shock' theo chu kỳ nào. Sẽ là một sai lầm về chính sách khi coi sự thay đổi này chỉ là yếu tố tạm thời có thể giải quyết bằng chính sách tiền tệ và tài chính. Chúng đều mang tính cấu trúc."

Sự bi quan về những vấn đề sâu rộng của nền kinh tế toàn cầu trái ngược với nhiều tín hiệu khả quan của thị trường tài chính - nơi các nhà đầu tư đang đặt cược vào đà bứt phá của năm tới, phụ thuộc vào những diễn biến mới nhất của thoả thuận thương mại.

Trước đó, Morgan Stanley cũng đưa ra dự báo rằng tăng trưởng toàn cầu sẽ hồi phục vào đầu năm tới, dù rủi ro vẫn còn. Trong khi đó, Goldman Sachs cho biết những tin tức tích cực về chính sách thương mại gần đây sẽ thúc đẩy dự báo về sự khởi sắc của tăng trưởng thế giới.

Thế nhưng, OECD thì nhận thấy tăng trưởng toàn toàn cầu sẽ "mắc kẹt" ở mức 2,9% trong năm nay và năm tới, sẽ tăng nhẹ lên 3% vào năm 2021. Tổ chức này cũng hạ dự báo tăng trưởng năm 2019 của Mỹ từ 2,4% còn 2,3% và 2020 là 2%. Về thương mại, OECD cho biết nguy cơ căng thẳng tiếp tục leo thang là "mối lo ngại nghiêm trọng".

Trầm trọng hơn nữa là những bất ổn sẽ tiếp tục gia tăng, dù những hạn chế gần đây đã được nới lỏng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng đầu tư kinh doanh tại các nền kinh tế phát triển. OECD dự báo tăng trưởng của các quốc gia này sẽ giảm 1,25% mỗi năm từ mức gần 2% vào năm 2018.

OECD cho biết, từ những thách thức về thương mại và đầu tư, các chính phủ cần phải thực hiện nhiều thay đổi sâu sắc hơn là chỉ dỡ bỏ thuế quan. Điều này có nghĩa là họ nên sửa đổi các quy tắc toàn cầu và giảm những khoản trợ cấp có ảnh hưởng tiêu cực đến thương mại.

Ngoài ra, tổ chức này khuyến nghị các chính phủ nên cân nhắc về các chính sách môi trường trong bối cảnh cháy rừng ở Úc và ngập lụt ở Venice gây ảnh hưởng đến kinh tế. Boone cho hay: "Không có chính sách rõ ràng về các vấn đề như thuế carbon, thì sự chậm trễ trong đầu tư kinh doanh sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với tăng trưởng và việc làm."

OECD cho biết, trong khi kích thích tài khoá có thể tạo động lực trong ngắn hạn thì chính phủ nên tập trung vào mục tiêu dài hạn, chẳng hạn như thông qua các quỹ đầu tư chuyên nghiệp. Boone nhận định: "Mọi thứ vẫn rất mong manh và những thách thức liên quan đến cấu trúc khó để giải quyết. Có một cơ hội duy nhất để tránh sự trì trệ đó là tái xây dựng sự ổn định và đầu tư vì lợi ích của cả thế giới." 

Tham khảo Bloomberg

Giang Ng

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên