MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ông chủ Món Huế trần tình vì "không còn là đại diện pháp lý nên không biết lấy tư cách gì để thanh toán", cớ sao bao nhà cung cấp bị nợ đọng từ cuối năm 2018 dưới thời ông nắm quyền, mà vẫn chẳng được trả tiền như cam kết?

16-11-2019 - 08:44 AM | Doanh nghiệp

Gần 1 tháng kể từ khi 200 chuỗi cửa hàng Món Huế, Phở Ông Hùng… đóng cửa, văn phòng trong tình cảnh "vườn không, nhà trống", nhà sáng lập Huy Việt Nam mới xuất hiện trước báo giới. Tuy nhiên, lời trần tình của ông chủ Huy Nhật có rất nhiều mâu thuẫn với thông tin từ phía nhóm nhà đầu tư cũng như phía nhà cung cấp đang tố Huy Việt Nam nợ đọng hàng chục tỷ đồng.

Trong lần trả lời báo giới hiếm hoi mới đây, ông Huy Nhật - nhà sáng lập Huy Việt Nam, chủ sở hữu chuỗi Món Huế, Phở Ông Hùng… - vận một chiếc áo sơ mi trắng, xuất hiện trong nhiều bức ảnh chỉ với một góc chụp duy nhất - từ sau lưng.

Ông chủ Món Huế trần tình vì không còn là đại diện pháp lý nên không biết lấy tư cách gì để thanh toán, cớ sao bao nhà cung cấp bị nợ đọng từ cuối năm 2018 dưới thời ông nắm quyền, mà vẫn chẳng được trả tiền như cam kết? - Ảnh 1.

Ông Huy Nhật. Ảnh: Zing.


Câu chuyện của ông xoáy sâu vào vấn đề tranh chấp giữa Founder và nhà đầu tư tài chính, một kịch bản na ná như The KAfe với Founder Đào Chi Anh hồi cuối năm 2016. Tuy nhiên, có 2 điểm khác biệt chủ yếu giữa 2 sự vụ này:

- The KAfe sau khi thay CEO đã cố gắng cầm cự trong vòng nửa năm

- Sau khi đóng cửa thì The KAfe không có lùm xùm với nhà cung cấp (sự vụ nhà cung cấp đòi nợ diễn ra trong khi Founder Đào Chi Anh nghỉ sinh con, 4 tháng trước khi cô gái trẻ không còn giữ cương vị CEO)

Về trách nhiệm trả nợ với hàng chục nhà cung cấp Món Huế, ông Huy Nhật cho biết sẵn sàng chịu trách nhiệm. "Tuy nhiên, hiện nay tôi không còn điều hành, không còn là đại diện pháp lý nên không biết lấy tư cách gì để thanh toán cho người ta. Tôi nói chuyện với luật sư, họ nói dù muốn thanh toán công nợ cho những nhà cung cấp hay trả nợ lương nhân viên thì cũng cần dựa trên pháp lý", ông Nhật chia sẻ trên Tuổi trẻ.

Lời trần tình của ông chủ một thời chuỗi Món Huế, Phở Ông Hùng… lại dấy lên rất nhiều dấu hỏi.

1- Dấu hỏi từ nhà cung cấp

Ông chủ Món Huế trần tình vì không còn là đại diện pháp lý nên không biết lấy tư cách gì để thanh toán, cớ sao bao nhà cung cấp bị nợ đọng từ cuối năm 2018 dưới thời ông nắm quyền, mà vẫn chẳng được trả tiền như cam kết? - Ảnh 2.
Ông chủ Món Huế trần tình vì không còn là đại diện pháp lý nên không biết lấy tư cách gì để thanh toán, cớ sao bao nhà cung cấp bị nợ đọng từ cuối năm 2018 dưới thời ông nắm quyền, mà vẫn chẳng được trả tiền như cam kết? - Ảnh 3.
Ông chủ Món Huế trần tình vì không còn là đại diện pháp lý nên không biết lấy tư cách gì để thanh toán, cớ sao bao nhà cung cấp bị nợ đọng từ cuối năm 2018 dưới thời ông nắm quyền, mà vẫn chẳng được trả tiền như cam kết? - Ảnh 4.
Ông chủ Món Huế trần tình vì không còn là đại diện pháp lý nên không biết lấy tư cách gì để thanh toán, cớ sao bao nhà cung cấp bị nợ đọng từ cuối năm 2018 dưới thời ông nắm quyền, mà vẫn chẳng được trả tiền như cam kết? - Ảnh 5.

Về phương diện pháp lý, ông Huy Nhật không còn là đại diện pháp luật cũng như Giám đốc của Huy Việt Nam từ 2/10. Tuy nhiên, các nhà cung cấp cho biết rất nhiều trong số họ công nợ bị tồn đọng từ năm 2018 - thời điểm ông Nhật giữ vị trí Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Huy Việt Nam và chưa có tranh chấp theo đúng lời ông Nhật nói - mà vẫn không được thanh toán theo cam kết.

"Công ty tôi bị Món Huế nợ gần 800 triệu đồng. Thời điểm năm 2018 công nợ tồn đọng và không thực hiện thanh toán theo cam kết".

"Thời gian mà đại diện Món Huế do ông Nhật cử ra để thương lượng với nhà cung cấp về việc thanh toán công nợ là ngày 26/9/2019. Vậy ông Nhật bảo ngày 2/10/2019 thay đổi người đại diện nên giờ ông ấy không có trách nhiệm phải trả khoản nợ đã cam kết với nhà cung cấp, như vậy có phải Huy Việt Nam đang lừa nhà cung cấp không?", một nhà cung cấp chia sẻ sau những phát biểu của ông Nhật trên báo giới.

Trước đó, một nhà cung cấp khác cũng bức xúc khi Món Huế không thanh toán đúng kỳ hạn. Thậm chí cuối năm 2018, chị còn nhận được đề xuất là nếu muốn được thanh toán hết 100% công nợ, thì chị phải chịu chi trả 10%...

2- Vai trò của bà Ngô Thị Mỹ Hạnh

Ông chủ Món Huế trần tình vì không còn là đại diện pháp lý nên không biết lấy tư cách gì để thanh toán, cớ sao bao nhà cung cấp bị nợ đọng từ cuối năm 2018 dưới thời ông nắm quyền, mà vẫn chẳng được trả tiền như cam kết? - Ảnh 6.

Ảnh cắt từ video bà Hạnh thương lượng với nhà cung cấp.

Chia sẻ với Zing, ông Nhật cho biết bà Ngô Thị Mỹ Hạnh là đại diện pháp lý của Món Huế và là người đã đồng hành với ông từ lâu, có nhiều đóng góp quan trọng cho công ty tại thị trường Hà Nội.

"Thực sự, ngay từ trong quá trình đàm phán với các nhà đầu tư, họ đã ép tôi sa thải bà Hạnh. Tuy nhiên, ngay cả khi bà Hạnh đã bị sa thải thì pháp nhân của công ty vẫn đứng tên bà Hạnh", ông Nhật nói.

Mặc dù ông Nhật nói bà Hạnh bị sa thải, tuy nhiên vào thời điểm ngày 3/10 - sau thời điểm ông Nhật không còn giữ quyền điều hành - bà Hạnh vẫn đại diện Món Huế đứng ra thương lượng công nợ với các nhà cung cấp, và với thái độ không mấy tích cực.

Đại diện pháp luật Món Huế: “Anh không có thông cảm cho tụi em”. Một phần video trong cuộc trao đổi giữa bà Hạnh và các nhà cung cấp.

Rất nhiều văn bản sau đó như văn bản xác nhận thanh toán ngày 4/10, ủy nhiệm chi ngày 25/10… đều có chữ ký và con dấu của bà Hạnh.

Ngoài cương vị đại diện pháp luật Công ty TNHH Nhà hàng Món Huế, bà Hạnh còn là Giám đốc chi nhánh tại Thừa Thiên Huế của Công ty TNHH BĐS Phong Huy - một công ty khác do ông Huy Nhật làm Giám đốc kiêm đại diện pháp luật trước đó. Công ty bất động sản này có vốn ban đầu 20 tỷ đồng, sau ít năm liên tục tăng vốn điều lệ lên 1.500 tỷ đồng, và cái kết là ông Huy Nhật rút khỏi vị trí đại diện pháp luật mới tháng trước.

3- Quyền kiểm soát, điều hành Huy Việt Nam

Ông chủ Món Huế trần tình vì không còn là đại diện pháp lý nên không biết lấy tư cách gì để thanh toán, cớ sao bao nhà cung cấp bị nợ đọng từ cuối năm 2018 dưới thời ông nắm quyền, mà vẫn chẳng được trả tiền như cam kết? - Ảnh 8.

Ảnh: DealStreetAsia.


Theo thông tin ông Huy Nhật chia sẻ, từ khi quỹ rót tiền đầu tư, các nhân sự chủ chốt là người của quỹ, và bản thân ông Huy Nhật chỉ lo phát triển thị trường, vì thế các con số báo cáo Món Huế lỗ 50 tỉ hay lũy kế nợ phải trả lên 800 tỉ đồng là "chưa thể xác nhận" vì "không thể tiếp cận về thông tin tài chính lúc này".

Trước đó, đại diện nhóm nhà đầu tư nước ngoài gồm ADV Partners, AIF Capital, F&H Fenghe, Fortress Investments, Gryphus Capital và Welkin Capital cho biết người nắm giữ cổ phiếu lớn nhất trong công ty Huy Việt Nam là ông Huy Nhật, với 31%. Nhóm nhà đầu tư nước ngoài khẳng định họ "chỉ chiếm cổ phần thiểu số".

Về quyền điều hành và kiểm soát công ty, nhóm nhà đầu tư nước ngoài cho biết: "Các nhà đầu tư là các cổ đông không tham gia trực tiếp vào việc ra các quyết định đối với hoạt động hàng ngày của công ty. Nói cách khác, các nhà đầu tư không nắm giữ vai trò hay quyền kiểm soát và vận hành doanh nghiệp, tuy nhiên đã rót khoản vốn lớn tạo điều kiện để Huy Việt Nam phát triển dưới sự lãnh đạo của ông Huy Nhật, bà Ngô Thị Mỹ Hạnh và các thành viên quản trị khác. Rõ ràng là khoản vốn này có thể đã bị ông Huy Nhật, bà Ngô Thị Mỹ Hạnh và các cộng sự của mình chiếm dụng hoặc sử dụng sai mục đích".


Theo Bình An

Trí thức trẻ

Trở lên trên