MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ông Phạm Lưu Hưng: Muốn tham gia phái sinh cần nhạy bén, 'thận' phải khỏe để không cần 'đứng dậy ra khỏi bàn'

Ông Phạm Lưu Hưng: Muốn tham gia phái sinh cần nhạy bén, 'thận' phải khỏe để không cần 'đứng dậy ra khỏi bàn'

Bên cạnh đó, theo ông Nguyễn Đức Thông, vai trò quan trọng nhất của phái sinh giúp chúng ta bảo vệ danh mục của mình trong giai đoạn thị trường giá xuống, không những không bị lỗ mà còn có thể lãi.

Ông Phạm Lưu Hưng
Ông Phạm Lưu Hưng
Kinh tế trưởng SSI
10 bài viết

Thị trường chứng khoán những gần đây liên tiếp chứng kiến sắc đỏ ngập tràn khi các nhóm ngành tiếp tục giảm điểm, VN-Index mất mốc 1.100. Nhiều chứng sỹ bắt đầu kêu gọi “giữ hàng”, số khác lại rủ nhau “bắt đáy” để tìm kiếm cơ hội. Một số nhà đầu tư nhạy bén đã chuyển hướng đầu tư sang các sản phẩm phái sinh để kiếm lời, cũng như phòng thủ một phần cho danh mục của mình.

Tại chương trình Bí mật đồng tiền, ông Nguyễn Đức Thông - Giám đốc Giao dịch Phái sinh, CTCP Chứng khoán SSI cho rằng hedging (bảo hiểm rủi ro) là cách để nhà đầu tư có thể bảo vệ danh mục bằng cách sử dụng các công cụ phái sinh, phổ biến nhất tại thị trường Việt Nam là hợp đồng tương lai dựa trên chỉ số VN30.

"Trong giai đoạn thị trường giá xuống, vai trò quan trọng nhất của phái sinh là giúp chúng ta bảo vệ danh mục của mình. Không những không bị lỗ mà còn có thể lãi khi nhà đầu tư chọn lọc được những cổ phiếu danh mục cơ sở, vượt trội hơn so với thị trường", ông Thông cho hay.

Mặt khác, ông Thông cũng đưa ra quan điểm rằng nếu xem tham gia phái sinh đơn giản là Long hay Short, không khác gì so với đầu tư một cổ phiếu trên thị trường cơ sở. Nếu NĐT mới bắt đầu tham gia vào phái sinh cụ thể là Hợp đồng tương lai, cách tốt nhất để tiếp cận là xem xét sản phẩm HĐTL này để tạo rào cản rủi ro cho danh mục của mình.

Bên cạnh đó, ông Phạm Lưu Hưng Mr. X30, Kinh tế trưởng SSI cũng hóm hỉnh cho rằng: "Nếu nói rằng người nào có tố chất để tham gia phái sinh, đầu tiên là phải nhạy bén. Và nói vui một chút rằng "thận" cũng phải khỏe để không cần đứng dậy ra khỏi bàn".

Ông Phạm Lưu Hưng: Muốn tham gia phái sinh cần nhạy bén, thận phải khỏe để không cần đứng dậy ra khỏi bàn - Ảnh 1.

Trước những lo ngại về Credit Suisse, ông Phạm Lưu Hưng cho rằng khi nhìn vào báo cáo tài chính của ngân hàng này, tình hình không phải quá xấu. So với Deustche Bank – một ngân hàng tư nhân lớn nhất ở Đức cách đây vài năm, từ 2015-2016, tình hình xấu hơn rất nhiều. Nhưng họ vẫn được giải cứu và thoát khỏi tình trạng đó.

So sánh với thời của Lehman Brothers, một ngân hàng đã phá sản vào 2008, thời điểm hiện tại đã khác. Thị trường tài chính đã khỏe hơn trước rất nhiều, cũng như các nhà hoạch định chính sách rút ra được bài học từ thời Lehman Brothers, nên nếu có chuyện xảy ra thì sẽ có sự can thiệp ngăn chặn việc phá sản.

Đồng quan điểm với Mr. X30, ông Thông nhìn nhận vào năm 2008, sau khi Lehman Brothers phá sản, các quy định về vốn/ nợ của các ngân hàng trên thế giới đều được siết chặt. Bởi vậy, Credit Suisse khó có thể lặp lại câu chuyện như ngân hàng đến từ Mỹ hoặc thời điểm chưa phải bây giờ.

Tháng 9 xét theo tính chất thời vụ là tháng không tốt cho thị trường. Ông Thông cho rằng nếu như có thị trường tăng điểm vào tháng 9 thì mức tăng không nhiều. Nhà đầu tư nên hiểu rằng tháng 9 đối với một số nước cũng là năm Fiscal Year End, nghĩa là năm tài chính của nước đó kết thúc vào tháng 9. Và việc rút tiền từ chứng khoán để làm một công việc khác là một trong nhiều cái gây nên áp lực bán vào tháng này.

Đánh giá về tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2023, ông Phạm Lưu Hưng cho biết mức độ tăng sẽ không cao như 2022. Chính phủ cũng đang trình Quốc hội kế hoạch kinh tế xã hội năm 2023 với mức độ tăng trưởng GDP là 6,5%, thấp nhất trong kế hoạch 5 năm là 6,5%-7%. Hơn nữa, Chính phủ cũng để mức lạm phát cao hơn mọi năm với 4,5% trong khi trung bình các năm là 4%. Do đó, ông Hưng nhận định rằng áp lực lên thị trường trong sang năm còn hiện hữu, chưa kể rủi ro từ suy thoái kinh tế thế giới.

Ông Phạm Lưu Hưng: Muốn tham gia phái sinh cần nhạy bén, thận phải khỏe để không cần đứng dậy ra khỏi bàn - Ảnh 2.

Bảo Trang

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên