MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ông Phạm Thanh Hưng: Thị trường bất động sản có thể đang ở cuối chu kỳ

08-11-2019 - 08:59 AM | Bất động sản

Phó Chủ tịch CenGroup cho rằng thị trường bất động sản có thể đang ở giai đoạn cuối của một chu kỳ và có những khó khăn nhất định trong 2-3 năm tới.Kênh đầu tư đất nền thu hút dòng vốn đổ về lớn nhưng đây là kênh "chôn" vốn lâu.Phát hành trái phiếu đầu tư dự án có thể dẫn đến rủi ro chậm trả lãi và tiền gốc.

Xoay quanh chủ đề "Lựa chọn khôn ngoan" tại sự kiện về bất động sản của Forbes Việt Nam ngày 7/11, Phó Chủ tịch CenGroup chia sẻ quan điểm cá nhân rằng thị trường đang ở giai đoạn cuối của chu kỳ tăng trưởng và sẽ có những khó khăn nhất định.

Ông Phạm Thanh Hưng: Thị trường bất động sản có thể đang ở cuối chu kỳ - Ảnh 1.

Ông Phạm Thanh Hưng (thứ 2 bên trái sang) tại sự kiện của Forbes. Ảnh: Forbes.


Theo ông Hưng, một sản phẩm đang thu hút sự quan tâm lớn là đất nền tại các thành phố lớn, lân cận TP HCM. Sự sôi động đất nền vùng ven là hợp lý vì tính “nóng lạnh” của thị trường có hiệu ứng vết dầu loang.


“Khi thị trường bất động sản bước vào giai đoạn cuối chu kỳ thì dòng tiền thường đổ về vùng ven và đất nền lên giá. Nhà đầu tư vốn ít khoảng 300 triệu đồng cũng có thể tham gia là tín hiệu của giai này”, lãnh đạo CenGroup nhận định.

Thực tế đất nền tăng giá do nhu cầu tăng cao và dòng vốn đổ về rất nhiều. Ông Hưng cho rằng nhu cầu đầu tư đất nền lớn bởi vì kỳ vọng tăng giá và tỷ suất sinh lời cao hơn, khi không cần bỏ thêm vốn để xây dựng như bán sản phẩm hoàn chỉnh.

Phó chủ tịch CenGroup chia sẻ rằng đất nền là một kênh đầu tư rất thú vị nhưng mất thời gian rất dài có thể lên đến hàng chục năm. Các nhà đầu tư này phải chấp nhận một chu kỳ dài để có thể thu hồi vốn.

Ông Phạm Thanh Hưng: Thị trường bất động sản có thể đang ở cuối chu kỳ - Ảnh 2.

Ông Phạm Thanh Hưng. Ảnh: CenLand


Chia sẻ thêm về quan điểm huy động vốn qua trái phiếu, lãnh đạo CenGroup nói rằng các chủ đầu tư yêu cầu phải có vốn chủ sở hữu ít nhất 20% tổng mức đầu tư, phần vốn còn lại sẽ được huy động qua các kênh khác nhau trong đó có phát hành trái phiếu.


Ban đầu, khi dự án chưa các điều kiện thế chấp, vay vốn thì doanh nghiệp có thể phát hành trái phiếu nhằm giải quyết nút thắt vốn đầu tư (để thực hiện đền bù, nộp chi phí sử dụng đất…). Khi xây dựng được hạ tầng và bán hàng sẽ có dòng tiền để chi trả vốn huy động.


Ông Hưng cho rằng điều các trái chủ khi mua trái phiếu ngoài chú ý đến vốn chủ sở hữu tại dự án, còn quan tâm rất lớn đến uy tín của chủ đầu tư và đơn vị bảo lãnh phát hành.

Nói về rủi ro, lãnh đạo CenGroup cho biết trái phiếu phát hành cho dự án là trái phiếu để đầu tư, không phải trái phiếu chuyển đổi sang cổ phần, do đó rủi ro lớn nhất liên quan đến hoạt động đầu tư như chậm cấp phép, giá vật liệu tăng, dự án chậm bàn giao… dẫn đến khó trả lãi vay và tiền gốc theo hợp đồng
.

Theo Huy Lê

Người đồng hành

Trở lên trên