Ông Putin: Giá dầu thô có thể tăng vọt nếu dầu Nga bị áp giá trần
Mỹ chính là quốc gia đầu tiên kêu gọi áp dụng cơ chế nhằm giới hạn mức giá thanh toán cho dầu mỏ nhập khẩu từ Nga.
- 20-07-2022Sau dầu giá rẻ, Nga lại tung “thép đại hạ giá” khiến thị trường thép châu Á chao đảo
- 17-07-2022Nga đang muốn kiểm soát giá dầu bằng cách tạo ra tiêu chuẩn riêng - châu Âu chuyển sang mua dầu Mỹ nhiều hơn cả châu Á
- 05-07-2022Nga phát hiện thêm mỏ dầu thô khổng lồ ở Bắc Cực
Áp trần giá dầu Nga không phải chuyện đơn giản
Theo hãng tin Tass, phát biểu bên lề hội nghị thượng đỉnh ba bên Nga-Iran-Thổ Nhĩ Kỳ tại Tehran, nhà lãnh đạo Nga khẳng định động thái áp giá trần sẽ gây kết cục tương tự đối với phương Tây, khi nhiều quốc gia ở châu Âu còn phụ thuộc nặng nề vào nguồn cung cấp khí đốt của Nga, điển hình là Đức - nền kinh tế lớn nhất khu vực.
Tổng thống Vladimir Putin cho hay, ý tưởng hạn chế khối lượng dầu và giá dầu của Nga đều là tính toán sai lầm, và những điều tương tự đang xảy ra với khí đốt cũng vậy.
Liên quan đến vấn đề này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cảnh báo nỗ lực nhằm áp mức giá trần đối với dầu mỏ trên thực tế có thể khiến giá "vàng đen" tăng lên.
Mỹ là quốc gia đầu tiên kêu gọi áp dụng cơ chế nhằm giới hạn mức giá thanh toán cho dầu mỏ nhập khẩu từ Nga. Cơ chế này gắn dịch vụ tài chính, bảo hiểm và vận chuyển dầu bằng đường biển với mức trần giá dầu mỏ Nga.
Trước đó, các quan chức Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã nhất trí nghiên cứu việc áp giá trần đối với dầu mỏ và khí đốt nhập khẩu từ Nga. Liên minh châu Âu (EU) cùng với các đối tác quốc tế sẽ thăm dò các biện pháp để kiềm chế giá năng lượng, trong đó có nghiên cứu tính khả thi của phương án tạm thời áp mức trần giá nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt từ Nga.
G7 đã nhất trí nghiên cứu việc áp giá trần đối với dầu mỏ và khí đốt nhập khẩu từ Nga
Bình luận về đề xuất áp giá trần với dầu mỏ Nga của Mỹ và nhóm G7 trên CNBC, ông Gal Luft - Giám đốc Viện Phân tích An ninh Toàn cầu - cho rằng, đây là ý tưởng vô lý. "Người đưa ra ý tưởng này đã bỏ qua thực tế rằng dầu không phải là loại hàng hóa không thể thay thế" - ông Luft nói.
Tuy nhiên, chuyên gia Luft ví von động thái của Mỹ và đồng minh giống việc đến một cửa hàng và yêu cầu người bán hàng phải bán với giá thấp hơn mức giá niêm yết. Ông Luft giải thích: Thị trường dầu không hoạt động như vậy. Đó là một thị trường phức tạp, không thể ép giá đi xuống.
Ông Luft nhận định nếu phương Tây áp mức giá trần với dầu mỏ Nga thì nước này sẽ cắt giảm sản lượng. Điều này khiến nguồn cung dầu mỏ trên toàn cầu càng trở nên thiếu hụt.
"Châu Âu và Mỹ đang thảo luận về việc giới hạn giá dầu ở mức 40 USD/thùng. Song tôi cho rằng những gì họ nhận được sẽ là 140 USD/thùng", ông Luft cảnh báo.
Nga dần thích ứng với các lệnh trừng phạt
Theo Bloomberg, sản lượng dầu của Nga tiếp tục phục hồi trong tháng này nhờ nhu cầu nội địa tăng cao, bù đắp sự sụt giảm nhẹ tại các thị trường xuất khẩu chính.
Theo số liệu của Bộ Năng lượng Nga, từ ngày 1 đến 17/7, các hãng dầu Nga đã bơm ra thị trường trung bình 10,78 triệu thùng/ngày. Dựa trên tính toán của Bloomberg, sản lượng trong giai đoạn này đã tăng 0,6% so với cùng kỳ tháng 6.
Như vậy, sản lượng dầu của Nga đã ghi nhận chuỗi tăng kéo dài 3 tháng bất chấp các đòn trừng phạt chưa từng có từ phía Mỹ và đồng minh. Phương Tây nhắm vào Moscow sau khi nước này phát động cuộc chiến ở Ukraine hồi cuối tháng 2.
Tình trạng gián đoạn nguồn cung đã đẩy giá dầu thô toàn cầu tăng 50% trong nửa đầu năm. Điều này khiến kế hoạch trừng phạt của phương Tây phản tác dụng.
Những người mua tới từ châu Á đang ủng hộ dầu của Nga.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), doanh thu từ xuất khẩu dầu của Nga đã vượt 20 tỷ USD trong tháng 6 dù số lô hàng bán sang các thị trường nước ngoài sụt giảm. Nguyên nhân chính là giá dầu thô tăng cao.
Ước tính chỉ ra doanh thu từ dầu trong tháng 6 của Nga đã tăng 700 triệu USD so với tháng trước đó, ngay cả khi xuất khẩu dầu thô và những sản phẩm từ dầu giảm 250.000 thùng xuống 7,4 triệu thùng, mức thấp nhất kể từ tháng 8/2021.
Theo Bộ Tài chính Nga, trong tháng 6, giá dầu Ural của Nga tăng 10,7% và đạt mức trung bình 87,25 USD /thùng.
Sản lượng dầu thô của Nga đi lên khi các hãng lọc dầu tăng hoạt động nhờ đã thích ứng với những đòn trừng phạt của phương Tây. Tính từ đầu tháng tới nay, nguồn cung cho hoạt động lọc dầu trong nước đạt 5,75 triệu thùng/ngày, cao hơn khoảng 6% so với mức trung bình tháng 6.
Trong tháng 7, lượng dầu Nga xuất khẩu sang các thị trường chính qua đường ống và cảng biển vận hành bởi công ty vận tải Transneft PJSC đã giảm gần 4% xuống 4,33 triệu thùng/ngày.
Tham khảo: Bloomberg, CNBC