Ông Putin: Nga hạn chế xuất khẩu nguồn hàng chiến lược
Tuy áp dụng chế độ trừng phạt chưa từng có đối với Moskva vào năm 2022, nhưng các nước châu Âu và Mỹ vẫn tiếp tục phụ thuộc nguồn hàng nhập khẩu từ Nga.
- 11-09-2024Tổng thống Putin nói gì tại cuộc tập trận hải quân lớn nhất trong 3 thập kỷ?
- 07-09-2024Kursk: "Vua pháo binh" Ukraine nổ tung, 6 vạn quân Nga quyết đấu - TT Putin nói về đòn ăn miếng trả miếng
- 07-09-2024Ông Trump phản ứng ra sao khi Tổng thống Nga Putin tuyên bố ủng hộ bà Harris?
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng cần tính đến việc giảm xuất khẩu các nguồn tài nguyên để đáp trả hành động của các quốc gia thù địch chống lại Nga. Hiện tại, Nga là quốc gia dẫn đầu thế giới về sản xuất khoáng sản chiến lược, từ khí đốt tự nhiên, vàng và kim cương đến urani, titan, niken.
Phát biểu tại cuộc họp với các bộ trưởng chính phủ, ông Putin yêu cầu Thủ tướng Mikhail Mishustin xem xét ý tưởng nêu trên. Đồng thời, nhà lãnh đạo Nga nhấn mạnh bất kỳ hạn chế nào cũng không được "gây bất lợi cho chính mình".
"Tôi có một yêu cầu dành cho Thủ tướng Mikhail Mishustin, đxem xét một số loại hàng hóa mà chúng ta cung cấp với số lượng lớn cho thị trường thế giới. Có lẽ chúng ta nên tính đến việc hạn chế số lượng xuất khẩu đối với uranium, titan, niken", ông Putin nói.
Ở một số quốc gia, những khoản dự trữ chiến lược đang được tạo ra và một số biện pháp khác cũng dần thực hiện. "Nhìn chung, nếu điều này không gây hại cho chúng ta, chúng ta nên nghĩ đến một số hạn chế nhất định đối với nguồn cung cấp cho thị trường nước ngoài ", ông Putin nhấn mạnh.
Tổng thống Nga không thúc ép bất kỳ ai phải thực hiện đề xuất này ngay lập tức, nhưng ông mong muốn mọi người cân nhắc một số hạn chế đối với nguồn cung cấp cho thị trường nước ngoài không chỉ đối với mặt hàng đã đề cập mà còn có cả những mặt hàng khác.
Sản lượng khí đốt từ Nga vẫn chảy sang thị trường châu Âu thời gian qua. Khí đốt tiếp tục chảy qua đường ống ở Ukraine đến khách hàng ở Hungary và Slovakia, tiếp tục vận chuyển về phía tây trên tàu chở dầu dưới dạng LNG.
Đồng thời, một số công ty phương Tây từ chối rời khỏi thị trường Nga, tiếp tục bán hàng hóa cho người Nga bất chấp lệnh trừng phạt và hạn chế khác do chính phủ áp đặt.
Một số nhà quan sát người Nga gợi ý đã đến lúc Nga ngừng hợp tác kinh tế với những quốc gia thúc đẩy cuộc xung đột quân sự ở Ukraine nhằm ủng hộ tăng cường quan hệ thương mại với khối BRICS và quốc gia thân thiện khác ở Nam Bán cầu.
VTCnews