Ông trùm đế chế kinh doanh tỷ đô vừa qua đời, để lại nhiều bài học quý giá về cách sống và làm giàu: TUYỆT ĐỈNH
Mọi giấc mơ lớn đều có thể bắt đầu từ "nền móng" nhỏ. Đứng trước cái lợi cao, người kinh doanh phải cần một đầu óc sáng suốt và bình tĩnh để phân tích vấn đề theo hướng xa hơn. Không chỉ xét về vấn đề tiền bao nhiêu, mà còn là vấn đề tương lai doanh nghiệp có thể đi được bao xa...
- 23-07-2021CFO ví MoMo tiết lộ bí kíp chọn bạn đời để hôn nhân hạnh phúc, khuyên người trẻ muốn nhảy việc cần lưu ý 2 điều, nếu tham quá dễ "xôi hỏng bỏng không"
- 23-07-2021Người đàn ông xứng danh "thiên hạ đệ nhất" tằn tiện: Dùng lại khăn ăn, nhặt hoa tang tặng vợ, "nể" nhất là chuyện đông lạnh thẻ tín dụng
- 23-07-2021Trình độ học vấn chẳng quyết định được một người có văn hóa hay không, đọc bài viết sau bạn sẽ hiểu rõ
Sinh ra trong một gia đình bình thường, nhưng lại có thể tạo ra một đế chế kinh doanh hàng trăm tỷ USD. Hơn nữa, còn nắm được vị trí công ty dược phẩm tốt nhất xứ Trung.
Ông ấy là ai?
Xu Jingren – người được mệnh danh là "đại lão" vô hình của Trung Quốc, tuy đã ra đi mãi mãi, nhưng đối với người trong giới kinh doanh, ông mãi là một huyền thoại.
Xu Jingren sinh ra ở Giang Tô vào tháng 10 năm 1944, hoàn cảnh gia đình bình thường, chỉ đủ ăn đủ mặc trong chiến tranh.
Cầm tấm bằng đại học, phải nói rằng Xu Jingren "lúc đó" thật sự chẳng có gì nổi bật.
Nhưng số phận ông bắt đầu thay đổi vào năm 1971, khi Xu Jingren bỏ công việc chính mà bản thân dùng "kiếm cơm" để cống hiến sức mình cho lĩnh vực kinh doanh dược phẩm.
Trong thời đại kinh tế khó khăn đó, muốn hoàn thành quyết định như vậy, thực sự cần lòng can đảm và dũng khí rất lớn.
Vậy tại sao Xu Jingren lại quyết tâm đến vậy? Bởi vì ông không muốn bản thân sống tầm thường như vậy nữa.
Một phần trong công ty dược phẩm của Xu Jingren
Ông dùng tiền vốn là hàng nghìn nhân dân tệ để thuê một lô đất trống, xây 6 ngôi nhà gỗ làm xưởng sản xuất, thiết lập nhà máy chế biến dược phẩm.
Mọi giấc mơ lớn đều có thể bắt đầu từ "nền móng" nhỏ! Và từ giờ, Xu Jingren đã bắt đầu thực hiện nó.
Công ty dược phẩm đó được đặt tên là Dương Tử Giang, đây là nơi mang giấc mơ hào hùng của ông.
Sau 10 năm hoạt động, Dương Tử Giang phát triển thành nhà máy dược phẩm lớn nhất địa phương. Nhưng đi được nửa chặng đường, Xu Jingren thua lỗ nặng.
Năm 1988, một đợt dịch bùng phát ở Thượng Hải, nhu cầu sử dụng vị thuốc Bản lam căn ngày càng gia tăng, khiến nhiều hiệu thuốc có gánh nặng rất lớn vì không kịp sản xuất.
Thấy tình hình dịch bệnh ngày càng căng thẳng, người dân lại quá khổ sở, Xu Jingren đã huy động tất cả nhân viên cùng mình chế thuốc. Cuối cùng hoàn thành được một nhiệm vụ bất khả thi:
Bào chế thành công 3 triệu 850 nghìn gói thuốc có chứa Bản lam căn, giúp giải quyết nhu cầu cấp bách ở Thượng Hải bấy giờ.
Cũng từ đó, người ta thường gọi ông là "Vua của bản lam căn."
Nhờ tấm lòng lương thiện, quyết tâm cứu người của ông, sau này Dương Tử Giang ngày càng phát triển, luôn đứng đầu trong số các công ty dược phẩm của Trung Quốc.
Tại sao Xu Jingren có thể nhanh chóng đạt được thành tựu to lớn như vậy?
Trích dẫn một câu nói của ông: "Sản phẩm không có chất lượng, thì không phải là sản phẩm. Sản xuất mà không có chất lượng, thì không phải là sản xuất."
Đối với ông, theo đuổi chất lượng mới là điều mà một người kinh doanh cần quan tâm đến.
Đối với nhiều hoạt động mang tính "cám dỗ" về tiền bạc như bất động sản, điện tử, thiết kế máy móc,... Xu Jingren vẫn kiên định, không hề dao động mà lựa chọn ngành dược phẩm.
Đến nay, nếu những ai từng bấm vào trang web chính thức của Tập đoàn dược phẩm Dương Tử Giang đều có thể thấy được dòng chữ lớn với nội dung đầy ấn tượng:
"Bất cứ thất bại nào cũng không thể đánh gục chúng ta, trừ chất lượng."
Trong mắt nhiều người, cách làm của Xing Jingren quá mức bảo thủ. Ông không theo đuổi nhiều tiền, không chịu liên doanh, niêm yết hay sáp nhập, không chịu tiếp nhận đầu tư mạo hiểm chứ đừng nhắc đến vấn đề đa dạng hóa.
Trước tình hình các công ty đa quốc gia tìm kiếm sự hợp tác, Xu Jingren vẫn từ chối.
Theo suy nghĩ của ông: Mục đích của công ty đa quốc gia đến Trung Quốc là để dùng tài nguyên ở đây. Dù họ thực sự có ích cho doanh nghiệp, nhưng nếu bị họ chiếm 50% cổ phần sẽ rất dễ làm người Trung Quốc "mất tiếng nói".
Đứng trước cái lợi cao, người kinh doanh phải cần một đầu óc sáng suốt và bình tĩnh để phân tích vấn đề theo hướng xa hơn. Không chỉ xét về vấn đề tiền bao nhiêu, mà còn là vấn đề tương lai doanh nghiệp có thể đi được bao xa, thậm chí đối với người có mục đích cao cả, họ còn nghĩ cả việc sẽ ảnh hưởng gì đến quốc gia?
Xu Jingren tài trợ học bổng cho sinh viên nghèo
Niềm tin mà Xu Jingren luôn duy trì suốt đời mình chính là: "Công ty dược phẩm của người Trung Quốc, thì người Trung phải là người có tiếng nói cuối cùng."
Ông không ham cái lợi mà nhà đầu tư nước ngoài bỏ ra, bởi vì tiền tương lai ông có thể kiếm được càng nhiều. Ông quan tâm đến vị thế doanh nghiệp và quốc gia sau này...
Nghe đến đây, bạn nghĩ Xu Jingren chắc chắn sẽ là vị "anh hùng" hay xuất hiện trên các trang báo mạng?
Không phải!
Ông là một người có thói quen tránh xa "ánh đèn sân khấu", tuy trách nhiệm với xã hội chưa bao giờ giảm, nhưng việc chia sẻ chuyện cá nhân của mình đối với Xu Jingren là vô cùng hiếm có.
Năm 2003, SARS tấn công, Xu Jingren và tập đoàn đã tặng 750 nghìn USD thuốc kháng sinh vi rút cho mọi người.
Trong trận động đất ở Vấn Xuyên năm 2008, Xu Jingren đã tặng hơn 3,45 triệu USD tiền thuốc men và tiền mặt để giúp đỡ người dân khó khăn.
Trong hai năm, Dương Tử Giang đã đầu tư rất nhiều cho chế độ xóa đói giảm nghèo: Giúp đỡ tiền bạc, cuộc gọi tư vấn, quyên góp thuốc và vật liệu, xây dựng trạm y tế, cơ sở trồng dược liệu, hỗ trợ nông dân trồng dược liệu tại địa phương để gia tăng thu nhập,...
Không chỉ có thế, Xu Jingren còn thành lập hiệp hội từ thiện hỗ trợ nhiều học sinh, sinh viên đại học hoàn thành ước mơ.
Vào năm 2020, khi dịch bệnh COVID ập đến, Xu Jingren đã thức cả đêm để sắp xếp, phân công mọi người vận chuyển 3 chiếc xe tải lớn chở đầy thuốc kháng khuẩn vi rút đến Vũ Hán.
Hình ảnh vĩ đại của ông cho chúng ta thấy rõ, là một người kinh doanh thành công, không được quên đi tình thương san sẻ giữa người với người và trách nhiệm với quốc gia...
Tuy doanh nhân 77 tuổi này đã qua đời, nhưng những việc làm của ông đã luôn sống mãi trong lòng mọi người. Hôm đưa tiễn, hàng nghìn người ở Giang Tô đã tụ tập thức đêm đưa tiễn cố nhân.
Hãy luôn làm việc chăm chỉ và hết mình, thêm chút nỗ lực, bớt chút tính toán, thêm chút nhân từ, bớt chút vụ lợi, bạn nhất định sẽ sớm thành công!
Doanh nghiệp & Tiếp thị