Ông trùm hàng xa xỉ sống cực tốt giữa đại dịch Covid-19: 73 tuổi vẫn kiếm bộn tiền vì cổ phiếu tăng, riêng thú chơi du thuyền bỏ xa Jeff Bezos "cả nghìn cây số"
Trở thành chủ tịch HĐQT của LVMH, Bernard Arnault đã đuổi việc hàng loạt lãnh đạo cấp cao, lựa chọn nhân tài mới để hồi sinh tập đoàn. Cũng nhờ quyết định thanh trừng bộ máy cũ kỹ của ông cùng chiến lược kinh doanh hiệu quả mà LVMH đã hồi sinh và giờ đây trở thành tập đoàn kinh doanh thời trang hàng đầu thế giới.
- 03-06-2021"Bố già" của làng công nghệ: 2 lần bỏ học, nổi tiếng ăn chơi và ngông cuồng nhưng cực kỳ tỉnh táo trước tiền bạc, 76 tuổi vẫn "điên cuồng" vì yêu
- 02-06-2021Bỏ nghề tiếp viên hàng không, cô gái xinh đẹp đổi đời nhờ livestream bán lựu, mỗi năm thu về doanh thu cả triệu USD
- 02-06-2021Tỷ phú 3 lần trượt đại học khởi nghiệp thành công nhờ cây bút bi giá 2 NDT, dám hạ mình làm giúp việc để chiêu mộ nhân tài: Thà làm đầu gà còn hơn đuôi phượng
Trong 3 tháng đầu năm 2021, LVMH ghi nhận mức doanh thu kỷ lục 16,7 tỷ USD, tăng tới gần 34% so với cùng kỳ năm ngoái, nhờ sự gia tăng mạnh mẽ của mảng đồng hồ, trang sức, thời trang và đồ da.
Trong báo cáo công bố hôm 26/3, nhà phân tích Thomas Chauvet, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu cổ phiếu hàng xa xỉ tại Tập đoàn Citigroup, nhận định doanh số bán hàng của LVMH sẽ tăng mạnh trong năm nay khi nhu cầu từ các thị trường Mỹ và Trung Quốc hồi phục.
Ngày 25/5, theo thông tin từ tạp chí danh tiếng Forbes, ông trùm hàng hiệu người Pháp Bernard Arnault đã chính thức vượt qua tỷ phú Jeff Bezos - CEO Amazon - để trở thành người giàu nhất thế giới, với khối tài sản ước tính 186,3 tỷ USD.
Khối tài sản của tỷ phú 73 tuổi Bernard Arnault chủ yếu đến từ 47% cổ phần của LVMH, tập đoàn hàng xa xỉ đang nắm giữ các thương hiệu hàng đầu thế giới như Louis Vuitton, Fendi...
Ngoài ra, vị tý phú này còn sở hữu 2% cổ phần của hãng sản xuất đồ da Hermes, 6% cổ phần của tập đoàn bán lẻ khổng lồ Carrefour của Pháp, cùng với khoảng 1 tỷ USD tiền mặt và các khoản đầu tư khác.
Cái tên Bernard Arnault lại một lần nữa khiến cả thế giới nghiêng mình kính nể.
Tự thân xây dựng đế chế thời trang với sự khởi đầu đầy trắc trở
Sinh năm 1949 tại Pháp trong một gia đình có truyền thống kinh doanh, ngay từ khi còn nhỏ, Bernard Arnault đã thể hiện được khả năng kinh doanh trời phú. Nhờ khả năng này, ông đã tạo nên được những thành công rực rỡ trong sự nghiệp.
Bernard Arnault tốt nghiệp trường trung học Maxence Van Der Meersch ở Roubaix. Tiếp đó, ông thi đỗ vào ngôi trường danh giá bậc nhất của Pháp - École Polytechnique ở Palaiseau. Đến năm 1971, ông tốt nghiệp đại học và bắt đầu làm việc trong công ty của gia đình khi bước sang tuổi 25.
Sau khi tốt nghiệp tại trường kỹ sư École Polytechnique của Pháp, ông làm việc tại công ty gia đình. Cũng chính khoảng thời gian này ông đã bắt đầu gieo hạt giống ý tưởng đầu tiên cho đế chế LVMH hiện nay.
Trong một cuộc trò chuyện tình cờ với tài xế lái taxi, Bernard đã nhận ra rằng nhiều người dân họ thậm chí chẳng biết tổng thống nước mình là ai, nhưng họ lại biết thương hiệu xa xỉ như Christian Dior.
Năm 1974, Bernard Arnault trở thành giám đốc phát triển của công ty. Đến năm 1976, ông đã thuyết phục cha mình giải thể bộ phận kinh doanh khi nhận thấy họ làm việc không hiệu quả. Ông cũng đưa công ty dấn thân vào đầu tư bất động sản khi đó đang rất tiềm năng.
Chính từ kế hoạch kinh doanh đúng đắn của ông, công ty Ferret Savinel của gia đình đạt được nhiều thành tựu rực rỡ. Năm 1979, Bernard kế nhiệm cha mình trở thành Chủ tịch công ty. Tuy nhiên, những khó khăn đầu tiên đã xuất hiện trong sự nghiệp của ông bắt đầu từ năm 1981 khi chính trị nước Pháp xảy ra biến động lớn.
Cả gia đình ông đã phải chuyển đến Hoa Kỳ sinh sống và lập nghiệp lại từ đầu. Tuy nhiên, với kinh nghiệm kinh doanh, sự sắc sảo trong đầu tư, ông đạt được nhiều thành tích đáng ngưỡng mộ, thu về số vốn lớn. Năm 1983, khi nước Pháp ổn định hơn về chính trị, ông đã quyết định về nước, đầu tư vào ngành dệt may, thời trang với số vốn đã kiếm được ở Mỹ.
Với sự giúp đỡ của nhiều cộng sự, bạn bè và đối tác, Bernard đã quyết định mua lại Boussac Saint-Frères – doanh nghiệp thời trang lớn của Pháp. Sau khi thành công sở hữu công ty này, ông bán hết tài sản công ty và thu về 400 triệu USD. Trong số tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp, ông chỉ giữ lại thương hiệu Christian Dior, cửa hàng bách hóa Le Bon Marché. Năm 1985, ông chính thức trở thành CEO của Dior.
Năm 1987, Bernard nhận được lời đầu tư của chủ tịch tập đoàn LVMH. Đến năm 1988, tỷ phú Bernard Arnault quyết định đầu tư 1,5 tỷ USD vào LVMH. Những năm sau đó, ông chi rất nhiều tiền để sở hữu cổ phần của LVMH, đến năm 1989 ông nắm quyền kiểm soát 43,5% cổ phần và 35% quyền biểu quyết trong tập đoàn này.
Bernard Arnault hiện là người giàu bậc nhất thế giới, nhiều thời điểm vượt qua tỷ phú Jeff Bezos trở thành tỷ phú giàu nhất thế giới. Ở độ tuổi 70, vị tỷ phú này vẫn chưa có dấu hiệu muốn nghỉ ngơi, vẫn luôn tiếp tục cống hiến không ngừng cho công ty. Arnault có 5 người con, gồm 2 con với vợ đầu và 3 con với vợ hiện tại. 4 trong số 5 người còn của ông hiện làm việc tại LVMH.
Arnault kết hôn với Dewavrin vào năm 1973 và có 2 con với nhau trước khi chia tay vào năm 1990. Một năm sau đó, ông tái hôn với Helene Mercier (ảnh), một nghệ sĩ Piano người Canada.
Delphine, con gái cả của Bernard Arnault, là người thừa kế sáng giá của đế chế LVMH. Bà bắt đầu sự nghiệp với một vị trí tại hãng tư vấn Mỹ McKinsey & Co. ở Paris, và hiện là phó chủ tịch Louis Vuitton. Tháng 1/2019, Delphine trở thành thành viên trẻ nhất trong ban giám đốc của LVMH, ở tuổi 43.
Thú chơi du thuyền đẳng cấp
Mang tính biểu tượng về nhiều mặt, tập đoàn xa xỉ LVMH và Giám đốc điều hành của hãng, Bernard Arnault từ lâu đã đặt ra tiêu chuẩn vàng trong thế giới xa xỉ. Thú chơi du thuyền cũng không nằm ngoài quy luật này.
Bước tiến quan trọng đầu tiên của ông đối với siêu du thuyền là việc chuyển đổi chiếc Amadeus 70m thành một du thuyền sang trọng vào năm 2007. Về kỹ thuật, du thuyền này được trang bị động cơ Caterpillar đôi cho phép di chuyển lên đến 16.400 hải lý với tốc độ 10,5 hải lý/giờ. Năm 2015, Arnault bán Amadeus, sau đó du thuyền này được đổi tên thành Felix bởi chủ sở hữu hiện tại.
Tỷ phú Bernard cũng sở hữu Symphony - chiếc du thuyền lớn nhất mà hãng Feadship từng chế tạo. Được xếp hạng 50 trong số 100 siêu du thuyền hàng đầu thế giới, siêu du thuyền sang trọng 101,5 m sáu boong Symphony sở hữu "bộ xương" của De Voogt Naval Architects và ngoại thất được thiết kế bởi Tim Heywood. Nội thất được thiết kế bởi Zuretti Interior Design, đây là chiếc Feadship đầu tiên vượt qua mốc 100 m.
Symphony cũng là Feadship đầu tiên hoàn toàn tuân thủ các quy định của Bộ luật Du thuyền Hành khách mới, cho phép nhiều hơn 12 hành khách thông thường. Symphony có giá khoảng 150 triệu USD để xây dựng và có tổng trọng tải gần 3.000GT. Với cấu trúc bằng nhôm, du thuyền có thể chứa 36 hành khách và là du thuyền thân thiện với môi trường, sử dụng ít nhiên liệu hơn 30% so với các du thuyền tương tự khác.
Symphony có một số tính năng sang trọng như bể bơi đáy kính, rạp chiếu phim ngoài trời và bể sục. Trong khi boong của chủ sở hữu được trang bị phòng tắm đôi, phòng thay đồ, phòng xông hơi khô, sân hiên phía trước với bể sục, phòng làm việc riêng, sảnh khách và khu vực boong phía sau rộng rãi để thư giãn với bàn ăn cho 20 người.
Sở thích của Arnault đối với du thuyền không chỉ giới hạn trong đội tàu cá nhân của ông. Năm 2008, Arnault mạo hiểm đầu tư vào ngành du thuyền bằng cách dẫn đầu thương vụ mua lại nhà sản xuất du thuyền của Anh - Princess Yachts - từ nhà đầu tư Nam Phi, Graham Beck trong một giao dịch lên tới hơn 250 triệu euro.
Thỏa thuận sau đó chứng kiến L Capital, một quỹ do LVMH kiểm soát, giành được 70% cổ phần kiểm soát trong Princess Yachts. Sau đó, LVMH tiếp tục nỗ lực mở rộng sang lĩnh vực du thuyền bằng cách mua lại Royal Van Lent, một phần nhà máy đóng tàu của Feadship, trong một thỏa thuận mà các nhà phân tích đưa ra vào khoảng 400 triệu euro.
Hiện tại, nhà máy đóng tàu đang tiếp tục xây dựng Symphony cao hơn và vẫn là một phần trong danh mục đầu tư của LVMH cho đến ngày nay.
Ngoài du thuyền, tỷ phú Bernard Arnault là một nhà sưu tập nghệ thuật. Bộ sưu tập của ông bao gồm tác phẩm của Picasso, Yves Klein, Henry Moore và Andy Warhol. Ông cũng là người có công trong việc thành lập LVMH với tư cách là người bảo trợ chính cho nghệ thuật ở Pháp. Từ năm 1999 đến năm 2003, ông sở hữu nhà đấu giá nghệ thuật Phillips de Pury & Company.
Ngoài du thuyền, tỷ phú Bernard Arnault là một nhà sưu tập nghệ thuật. Bộ sưu tập của ông bao gồm tác phẩm của Picasso, Yves Klein, Henry Moore và Andy Warhol. Ông cũng là người có công trong việc thành lập LVMH với tư cách là người bảo trợ chính cho nghệ thuật ở Pháp. Từ năm 1999 đến năm 2003, ông sở hữu nhà đấu giá nghệ thuật Phillips de Pury & Company.
Cũng giống như nhiều tỷ phú, Bernard Arnault thường xuyên di chuyển bằng máy bay riêng. Ông sở hữu một villa tại Saint-Tropez, thuộc vùng Provence-Alpes-Côte d'Azur miền đông nam Pháp. Ông cũng được cho là đã chi ít nhất 96,4 triệu USD để mua nhà tại Los Angeles, Beverly Hills, Trousdale Estates và Hollywood Hills, Mỹ.
(Theo Luxuo và Yachtbour)