OPEC+ khó tăng sản lượng, chuyên gia lo ngại giá dầu có thể phi mã lên 150 USD/thùng ngay trong quý I
Giá dầu thô hiện ở mức xấp xỉ 90 USD/thùng nhưng các chuyên gia có lý do để lo ngại.
- 27-01-2022Đắk Lắk: Nhiều điểm bán xăng dầu đóng cửa vì... càng bán càng lỗ
- 27-01-2022Thị trường ngày 27/1: Giá dầu vượt ngưỡng 90 USD/thùng, vàng giảm hơn 1%
- 27-01-2022Giá dầu vượt 90 USD/thùng do căng thẳng Nga - Ukraina
OPEC + dự kiến sẽ quyết định vào tuần tới xem liệu họ có nên tiếp tục bơm thêm 400.000 thùng/ngày từ tháng 3 hay không khi nhu cầu toàn cầu vẫn phục hồi bất chấp các trường hợp COVID kỷ lục ở các nước tiêu thụ dầu lớn, các đại biểu nhóm OPEC+ nói với Bloomberg vào thứ Tư (26/1).
Liên minh sẽ họp trực tuyến vào ngày 2/2 để quyết định hạn ngạch cho tháng 3. Tháng 8 năm ngoái, OPEC+ đã quyết định thông qua mức tăng sản lượng hàng tháng khoảng 400.000 thùng/ngày.
Đối với cuộc họp vào tuần tới, một nửa thành viên OPEC+ kỳ vọng liên minh này sẽ giữ nguyên lộ trình sản lượng, phần lớn phù hợp với kỳ vọng của các nhà phân tích rằng nhóm sẽ tiếp tục bổ sung thêm nguồn cung cho thị trường.
Tuy nhiên, các nhà phân tích đã bắt đầu chỉ ra rằng OPEC+ đã không đạt sản lượng hàng tháng kể từ tháng 8 theo mục tiêu chung của tổ chức này. Do vậy, về cơ bản đã khiến nguồn cung "vàng đen" trên thị trường thắt chặt hơn dự kiến.
Trả lời với Reuters, ngay cả các quan chức OPEC cũng thừa nhận rằng OPEC+ sẽ phải vật lộn để bổ sung sản lượng và giá có thể tăng vọt lên 100 USD/thùng.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã lưu ý trong báo cáo công bố vào tuần trước rằng nguồn cung dầu thô toàn cầu chỉ tăng 130.000 thùng/ngày trong tháng 12, lên khoảng 98,6 triệu thùng/ngày.
Theo IEA, tình trạng mất điện ở Libya và Ecuador cùng với mức tăng sản lượng thấp hơn dự kiến của OPEC+, đã khiến tăng trưởng nguồn cung dầu thô toàn cầu chững lại đáng kể.
Các nhà sản xuất OPEC+ đã đạt tổng mức tăng 250.000 thùng/ngày trong tháng trước, thấp hơn 790.000 thùng/ngày so với mục tiêu của nhóm do sản lượng thấp ở Nigeria, Angola và Malaysia. Cơ quan cho biết, lần đầu tiên kể từ khi việc cắt giảm sản lượng được áp dụng vào tháng 5 năm 2020, Nga cũng đã bơm dưới mức hạn ngạch của mình.
Hiện tại, giá dầu thô thế giới vẫn chưa leo lên mốc 100 USD/thùng, nhưng các chuyên gia kinh tế tại JPMorgan rất quan ngại về việc giá dầu sẽ nhảy vọt trong nửa đầu năm.
Cụ thể, trong một báo cáo mới công bố, hai nhà kinh tế Joseph Lupton và Bruce Kasman của JPMorgan dự đoán giá dầu thô có thể phi mã lên 150 USD/thùng ngay trong quý I.
Nếu cú sốc giá nhiên liệu này xảy ra, hai vị chuyên gia cảnh báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu có thể giảm hơn ba phần tư xuống còn 0,9% trong nửa đầu năm, trong khi dự báo tăng trưởng hiện tại là khoảng 4,1%.
Lạm phát toàn cầu cũng sẽ tăng hơn hai lần lên 7,2%, thay vì 3% như dự kiến, Bloomberg cho hay. Các chuyên gia của JPMorgan nói, kịch bản này có thể buộc các ngân hàng trung ương phải siết chặt chính sách nhanh hơn nữa.
Trước JPMorgan, một số chuyên gia và ngân hàng lớn của Mỹ cũng đã đưa ra các dự báo không mấy lạc quan về giá dầu thô. Họ nhận thấy, do OPEC+ vẫn còn siết chặt nguồn cung và tổng vốn đầu tư vào lĩnh vực dầu khí đang trên đà đi xuống, giá dầu có thể lên 90 USD/thùng hoặc thậm chí trên 100 USD/thùng.
Việc OPEC tiếp nhận nhu cầu hiện tại cho thấy thị trường sẽ hấp thụ các thùng dầu ngày càng tăng. Cartel cho biết trong báo cáo hàng tháng của mình vào tuần trước rằng tác động của biến thể Omicron đối với nhu cầu đã yếu hơn dự kiến một tháng trước và thị trường dầu được thiết lập sẽ được hỗ trợ tốt trong suốt năm 2022 bất chấp các chính sách thắt chặt tiền tệ.
Tham khảo: Oil Price