OPEC+ nhất trí tăng sản lượng thêm 400.000 thùng/ngày
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đối tác (OPEC+) sẽ tiếp tục tăng mức cung ứng dầu thêm 400.000 thùng/ngày trong thời gian tới.
- 05-01-2022Thị trường ngày 05/1: Giá dầu cán mốc 80 USD/thùng; vàng, kim loại công nghiệp, than, cao su, cà phê đồng loạt tăng
- 04-01-2022Thị trường ngày 04/1: Giá dầu tăng mạnh, vàng giảm hơn 1%
- 03-01-2022Chứng khoán dầu khí và giá dầu mỏ năm 2022 có thể bị ảnh hưởng bởi ba yếu tố này
Quyết định trên được đưa ra sau cuộc họp trực tuyến của các bộ trưởng OPEC + diễn ra ngày 4/1. Tuy nhiên, bước đi này được cho là không đủ để giúp hạ nhiệt giá dầu và cũng khó thực hiện ngay trong bối cảnh đại dịch như hiện nay.
OPEC+ nhất trí tiếp tục nới lỏng van dầu thêm 400.000 thùng/ngày trong tháng 2. (Ảnh minh họa - Ảnh: Getty Images)
Cuộc họp của 23 thành viên OPEC+ đạt được sự đồng thuận tiếp tục nới lỏng van dầu thêm 400.000 thùng/ngày trong tháng 2, với nhận định biến chủng Omicron nhiều khả năng sẽ không kìm hãm được các hoạt động kinh tế. Những số liệu cho thấy các hoạt động giao thông của thế giới hầu như không thay đổi, bất chấp sự lan rộng của Omicron.
Theo OPEC+, nếu cứ tiếp tục với kế hoạch hiện nay, mỗi tháng lại tăng mức sản lượng thêm 400.000 thùng/ngày, thì cung sẽ có thể vượt nhu cầu dầu trong quý 1 năm nay. Tuy nhiên thực tế, các số liệu lại cho thấy trong những tháng qua OPEC+ đều không đạt được mức tăng sản lượng thêm 400.000 thùng/ngày.
Cụ thể trong tháng 1 này, lượng dầu cung ra thị trường chỉ tăng được thêm khoảng 130.000 thùng/ngày. Điều này được cho là do nhiều quốc gia xuất khẩu dầu mỏ đang không đủ khả năng để nâng thêm sản lượng khai thác. Đại dịch đã khiến nhiều quốc gia phải cắt giảm đầu tư cho các cơ sở khai thác dầu, khiến sản lượng sụt giảm.
Mặc dù tuyên bố sẽ tiếp tục nâng mức cung dầu ra thị trường thêm 400.000 thùng/ngày trong tháng 2, nhưng các dự báo cho rằng OPEC+ nhiều khả năng sẽ chỉ cung cấp được thêm 250.000 thùng/ngày trên thực tế. Nhận định này được cho là có nhiều cơ sở khi các nước xuất khẩu dầu lớn như Nga, Venezuela, Libya hay Nigeria hiện đều đang gặp khó trong việc nâng sản lượng vì nhiều lý do khác nhau.
VTV.VN