Oxfam: Bất bình đẳng mỗi năm “cướp đi” 9.000 tỷ USD của phụ nữ
Báo cáo mới nhất của tổ chức Oxfam cho biết bất bình đẳng giới về kinh tế đã lấy đi của phụ nữ tại các nước đang phát triển khoảng 9.000 tỷ USD (tương đương 205.000 tỷ đồng).
- 08-03-2017Người phụ nữ đằng sau sự tăng trưởng nhanh chóng của Starbucks tại Trung Quốc
- 08-03-2017Huyền thoại kinh doanh Hàn Quốc: Thoái thác kiểu “làm sao phụ nữ làm được” là cách thức khiến nỗ lực bình đẳng giới “đổ xuống sông xuống bể”
- 08-03-2017Phụ nữ không chỉ "làm giỏi" mà còn "nói hay" và đây là những câu nói truyền cảm hứng từ những bóng hồng thành công nhất thế giới
- 13-01-2017Oxfam: Người giàu kiếm 1 ngày bằng người nghèo kiếm 10 năm
Theo Oxfam, dù đã đạt được những tiến bộ quan trọng trong việc thúc đẩy bình đẳng giới nhưng thực tế vẫn còn nhiều vướng mắc khó khăn. Trong đó. Mỗi năm, bởi lý do này, phụ nữ tại các nước đang phát triển bị lấy đi khoảng 9.000 tỷ - số tiền có thể đem lại lợi ích không chỉ cho phụ nữ mà còn cho các cộng đồng và tạo động lực phát triển toàn bộ nền kinh tế.
Trênt thực tế, những tiến bộ trong việc đảm bảo bình đẳng giới trong nền kinh tế hiện đạt được ở tốc độ rất chậm, và phụ nữ hiện đang phải sống trong tình trạng nghèo đói nhiều hơn nam giới.
Cụ thể, phụ nữ hiện thu nhập ít hơn so với nam giới và tập trung chủ yếu trong các công việc thu nhập thấp nhất và những công việc kém an toàn nhất.
Ở khu vực châu Á, thu nhập phụ nữ kiếm được chỉ bằng khoảng 70-90% so với nam giới. Một trong những nguyên nhân lý giải thực tế này là do phụ nữ chủ yếu đảm nhận những công việc được trả lương thấp nhất và chủ yếu làm việc trong những khu vực không chính thức.
Có khoảng 75% phụ nữ làm việc trong lĩnh vực không chính thức, trong đó họ không được hưởng các chế độ như nghỉ ốm hay nghỉ thai sản được hưởng lương. Bất bình đẳng giới tồn tại dai dẳng đồng nghĩa với việc công việc của phụ nữ bị hạ thấp giá trị, và phụ nữ có ít khả năng được trao quyền để tuyên bố những quyền lao động của mình.
Phụ nữ cũng đảm nhận khối lượng công việc chăm sóc không lương gấp khoảng 2.5 lần so với nam giới, trong khi tính trên phạm vi toàn cầu khối lượng công việc không lương này trị giá khoảng 10 ngàn tỷ đô la Mỹ.
Diễn đàn Kinh tế Thế giới đưa ra cảnh báo trong năm 2016 tình trạng bất bình đẳng giới không những không được cải thiện mà còn quay về nguyên trạng của năm 2008. Với đà này, sẽ phải mất 170 năm nữa hai giới mới đạt được bình đẳng về việc làm, về mức lương và về cơ hội thăng tiến.
Rõ ràng, chúng ta cần một sự thay đổi mang tính cấu trúc. Các bằng chứng cho thấy mặc dù bình đẳng giới hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng kinh tế lại chưa hỗ trợ nhiều cho bình đẳng giới.
Mô hình kinh tế hiện nay đang tích lũy của cải cho những người giàu nhất, gây ra bất bình đẳng kinh tế nghiêm trọng và bỏ lại những phụ nữ nghèo nhất ở phía sau.
Hiện nay tám người đàn ông giàu có nhất đang sở hữu khối tài sản bằng 3,6 tỷ người nghèo nhất cộng lại. Sự gia tăng bất bình đẳng đã làm chậm lại những nỗ lực giảm đói nghèo, và đại đa số người nghèo trên thế giới vẫn là phụ nữ. Để trao quyền kinh tế cho phụ nữ, chúng ta cần tác động để nền kinh tế đem lại lợi ích cho phụ nữ.
Những định kiến xã hội cổ hủ đã hạ thấp giá trị của phụ nữ và hạn chế công việc của họ: nghiên cứu tại 67 quốc gia đang phát triển chỉ ra trung bình cứ 5 nam giới lại có 1 người không đồng tình với việc phụ nữ đảm đương những công việc khác ngoài công việc nội trợ, thậm chí ngay cả khi họ có đủ năng lực để đảm nhiệm.
Nhiều dạng bất bình đẳng cũng tồn tại trong các luật và quy định. Có đến 155 quốc gia đã ban hành ít nhất một luật theo đó phụ nữ có ít quyền kinh tế hơn nam giới. Cho đến nay việc thừa nhận chính sách kinh tế có tác động khác nhau lên phụ nữ và trẻ em gái so với nam giới và trẻ em trai vẫn chưa đạt được kết quả.
Bà Babeth Ngọc Hân Lefur, Giám đốc Oxfam tại Việt Nam cho biết: “Chúng tôi khuyến nghị chính phủ và doanh nghiệp ở các quốc gia đảm bảo các cơ hội kinh tế cho phụ nữ. Trước hết, cần đảm bảo phụ nữ có công việc thích đáng, bao gồm thu nhập bình đẳng, hợp đồng lao động ổn định và điều kiện lao động an toàn. Thứ hai, cần ghi nhận, giảm thiểu và tái phân bổ công việc chăm sóc không lương. Sau cùng, cần ủng hộ tiếng nói của phụ nữ trong các phong trào lao động, bình quyền, sự tham gia và vai trò lãnh đạo của phụ nữ trên chính trường.”
Nhân ngày Quốc tế Phụ nữ, Oxfam kêu gọi tất cả mọi người ủng hộ phụ nữ để họ có quyền tiếp cận công bằng tới những công việc an toàn, thích đáng, được trả lương bình đẳng và hướng tới một thế giới không còn bất công, đói nghèo.