PBOC ra mắt tiền số với mục đích giúp đồng NDT trở thành "kẻ thống trị" trong các giao dịch hàng ngày trên toàn cầu?
Theo CEO của Circle, cơ hội lớn của PBOC chính là sử dụng hướng đi này để phân phối đồng NDT trên toàn cầu.
- 12-09-2019Sau kinh tế giảm tốc và căng thẳng thương mại với Mỹ, Trung Quốc chật vật với "cơn đau đầu" mới: Đánh bạc online
- 12-09-2019Tại sao Trung Quốc phải vội vã phát hành đồng NDT phiên bản kỹ thuật số đến vậy?
- 18-06-2019Facebook chính thức công bố đồng tiền số mới, đặt tên là Libra
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) dự kiến sẽ ra mắt đồng tiền số thông qua hệ thống 2 bậc. Theo đó, cả PBOC và các ngân hàng thương mại sẽ là nhà phát hành hợp pháp của đồng tiền số đó.
Nhận định về việc này, Jeremy Allaire - CEO của công ty tiền điện tử Circle, cho biết rằng Trung Quốc là quốc gia có hướng tiếp cận khôn ngoan nhất đối với đồng tiền số được phát hành bởi ngân hàng trung ương cho đến nay.
Jeremy Allaire - CEO Circle.
Phát biểu trong buổi phỏng vấn, Allaire nói: "Đối với chúng tôi, chúng tôi đã làm việc trong nhiều năm với đồng tiền số USDC vốn đã phát triển cực kỳ nhanh chóng. Và tôi nghĩ rằng chúng tôi rất hứng khởi khi thấy những sự kiện như đồng tiền số của ngân hàng trung ương Trung Quốc có thể tương tác hoặc được giao dịch cùng những đồng tiền như USDC."
Vị CEO chia sẻ: "Tôi nhìn vào sự kiện này và thấy rằng nó đáp ứng được một số mục tiêu. Thế nhưng, tôi nghĩ rằng cơ hội lớn của họ chính là sử dụng hướng đi này để phân phối đồng NDT trên toàn cầu." Allaire là một doanh nhân lĩnh vực internet, là nhà sáng lập của công ty kinh doanh mảng video trực tuyến Brightcove.
Allaire nói thêm: "Đây là một cơ chế mà đồng NDT có thể được sử dụng trong các giao dịch hàng ngày trên toàn thế giới. Cuối cùng thì, đó là nền tảng cho việc quốc tế hoá đồng NDT."
Trong những năm gần đây, Bắc Kinh đã thúc đẩy mạnh nhiều hoạt động nhằm thu hút các công ty quốc tế sử dụng đồng NDT bên ngoài biên giới Trung Quốc. Đồng USD hiện đang là "đồng tiền dự trự" của thế giới, khoảng 58% trong tổng dự trữ ngoại hối trên thế giới là bằng đồng USD, theo số liệu của IMF. Hơn nữa, 40% các khoản nợ trên thế giới đều được định danh bằng đồng USD.
Mu Changchun, phó giám đốc bộ phận thanh toán của PBOC, cho biết rằng đồng tiền số mới sẽ có những điểm tương đồng với đồng Libra của Facebook. Ông cho hay, đồng tiền này an toàn như tiền mặt do ngân hàng trung ương phát hành và có thể được sử dụng trên các nền tảng phổ biến như WeChat của Tencent, hay thậm chí là không cần đến kết nối internet.
Được công bố thông tin vào tháng 6, đồng Libra sẽ được hỗ trợ bởi dòng tiền ổn định từ chính phủ, không như bitcoin và các đồng tiền số khác vốn rất dễ bị biến động, hoặc trở thành tài sản đầu cơ. Facebook cho biết đồng Libra được thiết kế để người dùng có thể lưu trữ tiền miễn phí trong điện thoại, và cho phép người dùng gửi, nhận đồng Libra một cách an toàn trên toàn thế giới.
Allaire chỉ rằng rằng đồng tiền số của Trung Quốc "vượt qua hệ thống ngân hàng phương Tây, SWIFT (Hiệp hội Viễn thông Liên Ngân hàng và Tài chính Quốc tế) và những tổ chức tương tự." Ông nhận định, việc ra mắt đồng tiền số này là "mang tính chiến lược". Allaire cho biết nó sẽ giúp các nhà chức trách dễ dàng hơn trong việc theo dõi hoạt động cung ứng tiền tệ, cho phép Bắc Kinh giải quyết những vấn đề như tham nhũng và rửa tiền.
Trong khi đó, theo nhiều nguồn tin, PBOC đang thiết kế đồng tiền số đầu tiên với những "ông lớn" là Alibaba, Tencent, cùng 5 tổ chức ngân hàng và 1 công ty chưa được tiết lộ. Ngoài ra, theo một thông tin được tiết lộ hôm 20/8, PBOC gần như đã sẵn sàng để ra mắt đồng tiền số này.