Petroland (PTL) liên tiếp kịch trần, PV Oil đã thoái sạch vốn và thu về hơn 74 tỷ đồng
Trước thềm thoái vốn của PV Oil, cổ phiếu PTL kịch trần 7 phiên, đưa thị giá tăng 70% từ mức 4.870 đồng/cp lên 8.280 đồng/cp, tức tăng 70%. Ghi nhận phiên giao dịch 27/8, cổ phiếu PTL tăng trần lên 8.280 đồng/cp và xuất hiện lô thỏa thuận khối lượng 9 triệu cổ phiếu, trị giá 74,2 tỷ đồng.
Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PV Oil, OIL) vừa thông báo đã bán jeets 9 triệu cổ phiếu, tương đương 9% vốn tại Đầu tư Hạ tầng và Đô thị Dầu khí (Petroland, PTL). Giao dịch thực hiện vào ngày 27/8, theo đó PV Oil không còn là cổ đông của Petroland.
Trước thềm thoái vốn của PV Oil, cổ phiếu PTL kịch trần 7 phiên, đưa thị giá tăng 70% từ mức 4.870 đồng/cp lên 8.280 đồng/cp, tức tăng 70%. Ghi nhận phiên giao dịch 27/8, cổ phiếu PTL tăng trần lên 8.280 đồng/cp và xuất hiện lô thỏa thuận khối lượng 9 triệu cổ phiếu, trị giá 74,2 tỷ đồng.
Hiện, cơ cấu tại Petroland gồm Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVX) đang là cổ đông lớn nhất nắm giữ 36,43% cổ phần. Các cổ đông lớn tiếp theo là bà Trần Thị Ngọc Cư (19,86%), ông Đoàn Văn Đức (17,67%).
Petroland những năm gần đây liên tục xảy ra xung đột lợi ích cổ đông lớn giữa PVX và một nhóm cổ đông cá nhân. Năm 2019 HĐQT Công đã có đợt thay máu lớn, nhóm cổ đông lớn do ông Đinh Việt Thanh đại diện đã rút toàn bộ vốn.
Đến ĐHĐCĐ thường niên 2020, xung đột vẫn chưa có hồi kết. Khi mà, các nội dung không được thông qua gồm báo cáo của HĐQT về thực hiện nhiệm vụ 2019 và kế hoạch năm 2020, phương án bổ sung ngành nghề, đề xuất chuyển chế độ làm việc đối với thành viên HĐQT…. với tỷ lệ tán thành 47%, không tán thành 42,6% và không ý kiến 10,35%.
Về kinh doanh, biến động nhân sự trong bộ máy lãnh đạo, việc cơ quan chức năng thực hiện công tác điều tra làm rõ các vấn đề sai phạm gây thua lỗ, thiệt hại nghiêm trọng trong giai đoạn 2010-2018 làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và tâm lý cán bộ công nhân viên.
Trí Thức Trẻ