PGS đặt kế hoạch lợi nhuận sụt giảm trong năm 2022, dự chi cổ tức 15% bằng tiền
Theo tài liệu đại hội, PGS đặt kế hoạch doanh thu 6.138,54 tỷ đồng, tăng 4,59% so với thực hiện 2021. Tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế không đặt kỳ vọng lớn mà chỉ ở mức duy trì với 96,6 tỷ đồng, giảm 3,07%. Cổ tức dự kiến 15%, tương đương năm trước.
Ngày 21/4 tới đây, Công ty Cổ phần Kinh Doanh khí Miền Nam (Mã chứng khoán PGS) sẽ tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022.
Kế hoạch lợi nhuận sụt giảm trong năm 2022, dự chi cổ tức 15% bằng tiền
Theo tài liệu đại hội, PGS đặt kế hoạch doanh thu 6.138,54 tỷ đồng, tăng gần 5% so với thực hiện 2021. Tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế không đặt kỳ vọng lớn mà chỉ ở mức duy trì với 96,6 tỷ đồng, giảm nhẹ 3% so với năm 2021. Cổ tức chi trả năm 2022 dự kiến ở mức 15% bằng tiền, tương đương năm trước.
Các phương án trên được xây dựng theo cơ sở giá dầu thô tạm tính là 65 USD/thùng, giá CP là 582 USD/tấn; giá CNG đầu vào tạm tính theo đơn giá 8,68 usd/mmBtu và tỷ giá VND/USD là 23.300 đồng.
Nguồn: Tài liệu ĐHĐCĐ PGS
Trong năm 2022, trọng tâm PGS tập trung vào công tác bán lẻ LPG, duy trì và tăng mức độ nhận diện thương hiệu. Theo đó, hoàn thiện mô hình quản trị kinh doanh LPG cho các Chi nhánh; cam kết đảm bảo nguồn hàng ổn định để phục vụ sản xuất, đáp ứng đúng chất lượng cũng như cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm trước khi đưa ra thị trường và tổ chức thực hiện tốt công tác hậu mãi.
Về kinh doanh CNG, KMN tính toán kỹ các yếu tố để lên phương án giá bán CNG cho từng khách hàng làm sao đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên. Hơn nữa, cần tìm nguồn phát triển khách hàng mới và duy trì khách hàng cũ, sẵn sàng chuyển đổi một số khách hàng sang sử dụng LNG khi có nguồn cung.
Ngoài ra, mảng kinh doanh vỏ bình cần tập trung tốt vào nhiệm vụ sản xuất và sơn bảo dưỡng trong nội bộ, đảm bảo cho việc cạnh tranh mở rộng thị trường trong và ngoài nước. PGS đồng thời có kế hoạch nâng cấp một số máy móc thiết bị mới đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất.
Thời gian tới, các dự án đầu tư xây dựng có "điểm sáng" khi công ty tiếp tục di dời kho và trạm nạp LPG của VT Gas tại Đồng Nai, xây dựng trạm nạp LPG Nha Trang, xây dựng hệ thống thiết bị thực hiện dịch vụ cấp LNG cho khách hàng. Ngoài ra, PGS sẽ tiếp tục dự án mở rộng đường ống cấp khi cho khách hàng mới tại KCN, đặc biệt tập trung cho sự án đường ống cấp LPG cho LPG Dung Quất.
Song song với đó, PGS cũng sẽ trình cổ đông thông qua việc chấp thuận các Hợp đồng giao dịch mua bán khí với người có liên quan của Cổ đông. Cụ thể:
- Hợp đồng mua bán khí để sản xuất CNG với Công ty Cổ phần Phân Phối Khí Thấp Áp Dầu Khí Việt Nam. Thời gian thực hiện hợp đồng dự kiến từ 2023 đến 2027 với giá trị là 5.000 tỷ đồng (đã bao gồm thuế GTGT).
- Hợp đồng mua bán LPG với Công ty Kinh doanh Sản phẩm Khí. Thời gian thực hiện hợp đồng: từ tháng 1 đến tháng 6 và tháng 7 đến tháng 12 hàng năm trong giai đoạn từ năm 2022-2026. Gôm 10 hợp động và giá trị dự kiến là: 1.200 tỷ đồng/hợp đồng.
- Hợp đồng mua bán LNG với Chi nhánh Kinh doanh LNG – Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP (đã tiến hành ký vào ngày 31/12/2021). Thời gian thực hiện hợp đồng dự kiến từ năm 2022-2032 với giá trị dự kiến là 8.000 tỷ đồng.
Trước đó trong năm 2021, PGS đã chấm dứt chuỗi sụt giảm lợi nhuận liên tiếp của giai đoạn trước đó (2017 - 2020). Doanh thu năm 2021 đạt hơn 5.869 tỷ đồng, tương ứng hoàn thành 114,44% kế hoạch năm. Lợi nhuận trước thuế xấp xỉ 100 tỷ đồng vượt 12,36% kế hoạch đề ra đồng thời tăng trưởng 76% so với cùng kỳ năm 2020.
Nguồn: PGS
Với kết quả này, trong cuộc họp tới đây, PGS muốn chi trả cổ tức cho cổ đông với tỷ lệ 15%, bằng tiền mặt, dự chi 75 tỷ đồng.
Trí Thức Trẻ