PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng: 53% bố mẹ không biết con thừa cân, béo phì
Tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì ở Việt Nam đang ngày càng gia tăng. PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng - Nguyên trưởng khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai, đã chỉ ra hai nguyên nhân nguy hiểm.
Theo số liệu điều tra năm 2015, 25% dân số Việt Nam bị thừa cân béo phì. Trong đó, chỉ tính trong 10 năm (2000-2010), tỉ lệ béo phì thừa cân ở trẻ dưới 5 tuổi đã tăng đến 9 lần.
Mặc dù mức tăng nhanh như vậy, nhưng một cuộc điều tra ở Hà Nội cho thấy có tới 53% ông bố bà mẹ có con đã bị thừa cân béo phì nhưng không hề biết con béo phì.
Lý giải nguyên nhân tình trạng trẻ béo phì gia tăng, PGS TS Nguyễn Tiến Dũng cho biết, nguyên nhân đầu tiên là do quan niệm văn hóa, người dân nước ta cho rằng béo là khỏe, chẳng ai cho rằng gầy là khỏe cả.
Từ xa xưa, đất nước ta còn nghèo, thiếu ăn, người suy dinh dưỡng nhiều, người dân luôn cho rằng cứ béo tốt là béo khỏe, béo đẹp nên ai cũng thích béo, càng béo càng thích.
Cũng theo quan niệm văn hóa của người Việt nữa là ăn, cái gì cũng ăn. Văn hoá này xuất hiện ngay cả trong danh từ, bao giờ người ta cũng đệm từ “ăn” ghép vào một từ khác, như ăn mặc, ăn uống, ăn nằm, ăn ở, ăn chơi… Do vậy, khi nền kinh tế chuyển từ chỗ nghèo đói sang kinh tế khá giả hơn nhưng chính chúng ta cũng chưa biết cách hãm cái ăn lại.
Tóm lại, có 2 điểm mấu chốt ăn sâu trong suy nghĩ của cha mẹ là: Con tôi béo là khỏe, hai nữa là văn hóa ăn… chính điều này là nguyên nhân gia tăng tỉ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ.
Ma trận quảng cáo thực phẩm chức năng
PGS Dũng cho biết, với văn hóa thích béo, ăn nhiều, người Việt dễ rơi vào ma trận của các quảng cáo thiếu trách nhiệm: Nào là kích thích ăn ngon, tăng cân, tăng chiều cao…
Tất cả những thông điệp này đều được một số nhà sản xuất thổi vào quảng cáo để kiếm lợi từ quan niệm “sính béo” của phụ huynh.
Trong khi đó, tâm lý của cha mẹ là mua cho con bất cứ cái gì họ cho là tốt. Lẽ ra phải cân nhắc lựa chọn sản phẩm uy tín, đã được công nhận, thì nhiều ông bố bà mẹ lại chỉ chọn sản phẩm được quảng cáo quá lên, hoặc chọn vì được truyền tai nhau.
Theo PGS TS Nguyễn Tiến Dũng, có một thực tế ông gặp là hầu hết các bệnh nhi đến khám đều khoe rằng mẹ cháu cho cháu dùng rất nhiều sản phẩm được quảng cáo rất kêu. Nhưng cuối cùng bệnh nhi vẫn bị còi cọc.
Có trường hợp bà mẹ đến khám cho con kèm theo cả chục lọ thực phẩm chức năng đủ các loại, nào là kích thích ăn ngon, tăng cường sức đề kháng… nhưng bà mẹ này vẫn không hiểu sao con mắc bệnh suy dinh dưỡng, còi cọc.
PGS Dũng nhấn mạnh, nhiều sản phẩm thực phẩm chức năng được quảng cáo có tác dụng tăng cân, tăng chiều cao…, tóm lại không thiếu tác dụng nào. Nếu người tiêu dùng không sàng lọc được thông tin, chọn đúng sản phẩm, thì họ sẵn sàng vung tay chi tiền cho những thứ được quảng cáo nổ nhất mà không biết sự thực mình thu lại được gì.
Theo PGS Dũng, việc các nhãn hàng quảng cáo là việc của họ, người tiêu dùng luôn phải là tìm hiểu kỹ thông tin sản phẩm (thương hiệu, uy tín, các công bố hàm lượng trên bao bì) để phân biệt được sản phẩm nào cần thiết cho con mình.
Song hành với những thông tin bị ngộ nhận từ quảng cáo thiếu đạo đức, kèm theo tâm lý muốn con ăn nhiều, ăn ngon, đã dẫn đến tình trạng béo phì gia tăng ở trẻ. Người dân cần bỏ ngay quan điểm nhìn cháu bé bụ bẫm, mập thì mới khỏe, lúc đó sẽ giảm được một phần tình trạng béo phì ở trẻ.
TS Dũng khuyến cáo, nếu cha mẹ có ý định dùng bất cứ sản phẩm thực phẩm chức năng nào cho trẻ, tốt nhất nên tham khảo ý kiến thầy thuốc xem con mình có thiếu chất gì, sống trong hoàn cảnh nào, mắc bệnh gì, từ đó mới biết được loại thực phẩm chức năng nào đáp ứng tình trạng bệnh lý cũng như dinh dưỡng của con.
Nếu cha mẹ tự quyết định dùng bừa bãi cho con, bỏ qua cân nhắc kỹ càng, bỏ tư vấn của thầy thuốc, hậu quả là vừa tốn tiền mà nhiều khi còn có hại cho con. Khi đó trẻ sẽ lâm vào tình trạng quá béo hoặc suy dinh dưỡng.
Thế nào là truyền thông có trách nhiệm với trẻ em
Trên thế giới, một số tập đoàn lớn đã chính thức đưa ra những nguyên tắc về truyền thông – quảng cáo nhằm tránh gây hại cho trẻ em.
Ví dụ như từ năm 2008, Nestlé đã nghiêm cấm hoạt động tiếp thị truyền thông tới trẻ nhỏ dưới 6 tuổi và giới hạn hoạt động truyền thông tới trẻ từ 6- 12 tuổi đối với các sản phẩm thực phẩm & đồ uống đáp ứng tiêu chí dinh dưỡng của EU. Từ 1/1/2018, tập đoàn này không tiếp thị các sản phẩm bánh quy, bánh kẹo, thức uống có đường, kem tới trẻ nhỏ dưới 12 tuổi.
Từ 1/1/2018, mở rộng áp dụng nguyên tắc này tới toàn bộ các hoạt động kể cả hình ảnh in trên bao bì, quà tặng, sử dụng nhân vật nổi tiếng gây ấn tượng tới trẻ nhỏ.